Mối quan hệ gây sốc giữa Lư Tuấn Nghĩa và Yến Thanh
Giải mã nhân vật Võ Tòng trong Thủy Hử / Trong "Thủy Hử", tâm phúc thực sự của Tống Giang gồm mấy người và là ai?
Lư Tuấn Nghĩa, biệt hiệu Ngọc Kỳ Lân qua lời miêu tả của Tống Giang ở cuối hồi 59 Thủy Hử “đứng vào hàng Tam Kiệt Bắc Hà”, là “trưởng giả bậc nhất Bắc Kinh”. Chính bản thân Lư Tuấn Nghĩa, trong cuộc nói chuyện với Ngô Dụng -khi đó giả dạng thầy tướng số - cũng nhận rằng mình là “sinh trưởng vốn nhà hào phú”.
Lư Tuấn Nghĩa và Yến Thanh, thực chất quan hệ giữa họ là gì?
Yến Thanh có vai trò gì trong nhà Lư Viên Ngoại
Lư Tuấn Nghĩa, trong nhà nhiều kẻ ở người hầu, nhưng quan trọng và thân tín hơn cả là Lý Cố và Yến Thanh. Lý Cố “nguyên quê ở Đông Kinh, đến Bắc Kinh tìm người quen không gặp, bị rét mướt nằm co ở trước nhà Lư Tuấn Nghĩa. Nghĩa thấy vậy liền cứu vào nuôi ở trong nhà, rồi dần dần thấy tính nết cẩn thận chăm chỉ bèn giao cho trông coi các việc trong ngoài. Được dăm năm, Nghĩa càng yêu mến cho làm chủ quản đứng đầu, mà giao quyền cho coi sóc cả nhà. Trong tay Lý Cố cai quản có tới bốn năm mươi người hành tài…”
Còn Yến Thanh “…thấy một người mình cao sáu thước, tuổi ngoại đôi mươi, lưng nhỏ vai rộng, ria mọc kín mồm, mình mặc áo sa trắng, lưng thắt lụa màng nhện đỏ, chân đi đôi giầy vàng, đầu đội khăn lòng rua, sau gáy có một đôi kim hoàn, bên tai cài bông hoa tứ quý, cùng chạy ra trước thềm để đứng hầu Viên Ngoại. Người này nguyên quán ở đất Bắc Kinh, từ thuở nhỏ cha mẹ mất, Lư Viên Ngoại đem về nuôi. Anh ta họ Yến tên Thanh…”.
Hệt như Lý Cố, xuất phát điểm của Yến Thanh cũng được họ Lư “nhặt” về nuôi, sau được yêu mến mà trở thành tâm phúc đệ nhất. Nhưng nếu như Lý Cố làm tổng quản cho Lư Viên ngoại, trước sau đúng nghĩa chủ-tớ thì vai trò thực sự của Yến Thanh là gì?
Lý Cố và Yến Thanh đều được Lư Tuấn Nghĩa nhặt về nuôi và sau trở thành tâm phúc.
Điểm lại toàn bộ các đoạn viết liên quan đến Yến Thanh, không hề thấy Thi Nại Am nói chàng đảm nhiệm một công việc cụ thể trong gia đình Lư viên ngoại. Không phải là một quản gia coi sóc việc trong nhà, cũng chẳng dính dáng đến việc kinh doanh của họ Lư. Nhưng vị trí của Yến Thanh với Lư Tuấn Nghĩa lại rất quan trọng.
Yến Thanh: gia nô, con nuôi hay “vật cưng” của Lư Tuấn Nghĩa
Đầu tiên, khi tập hợp bọn thủ hạ đến bàn chuyện “giải hạn” khởi phát từ mưu kế được bày ra bởi Ngô Dụng, Lư Tuấn Nghĩa khi không trông thấy Yến Thanh đã lên tiếng hỏi thế này: “Sao không thấy MỘT NGƯỜI KIA của ta đâu”. Rồi vị trí của Yến Thanh thì được Thủy Hử miêu tả thế này: “Bấy giờ Lý Cố đứng ở bên tả, anh ta chạy lên đứng vào phía bên hữu Lư viên ngoại” hay câu “bái vai thứ nhất… vốn là người tâm phúc của Lư V iên Ngoại xưa nay”.
Đa số cho rằng, mối quan hệ giữa Lư Tuấn Nghĩa và Yến Thanh, bề ngoài là chủ tớ, nhưng bên trong thì giống như “cha con nuôi” vậy. Tuy nhiên, thực tế sự gắn kết giữa họ Lư và họ Thanh, sâu sắc, đặc biệt và dị thường hơn nhiều. Có những đoạn viết trong Thủy Hử, cho thấy Lư Tuấn Nghĩa coi Yến Thanh như một “vật cưng” vậy.
Yến Thanh, từ dung mao đến phục trang hay các tài đàn hát đều toát lên hình ảnh một “kỹ nam” đệ nhất.
“Viên Ngoại thấy chàng ta trắng trẻo đẹp đẽ, da như miếng tuyết, bèn gọi thợ trổ hoa vào khắp cả mình, chả khác nào trên cột ngọc đình, mà treo thêm những vẻ gấm hoa”. Và Yến Thanh, ngoài chuyện được họ Lư dạy võ thì chàng ta cũng được tôi luyện để trở thành một dạng tương tự như… kỹ nam đệ nhất vậy: “Anh chàng này đàn địch múa hát giỏi, nói năng chữ nghĩa cũng thông, thuộc đủ các thứ tiếng của bọn bán buôn chợ búa, lại tài về nghề quyền vũ… tính người lại linh lợi nhanh nhẹn”.
Yến Thanh được nuôi dạy để thành một… kỹ nam đệ nhất
Thời Bắc Tống - bối cảnh diễn của Thủy Hử truyện là giai đoạn phát triển rực rỡ của ca kĩ và thanh lâu. Loại hình “Fengyue” – Phong nguyệt, chỉ những những người có năng lực và được truyền dạy các ngón nghề liên quan đến hát xướng mua vui, không chỉ có nữ nhân mà còn bao gồm cả nam nhân.
Yến Thanh từ ngoại hiệu “Lãng tử” – tức “tay chơi” đến hình dáng (dung mạo tuấn tú, da dẻ trắng trẻo, môi đỏ mắt sáng), phục trang màu mè hơi hướng nữ tính (áo sa trắng, lưng thắng lụa đỏ, đầu đội khăn rua, chân đi giày vàng, khuyên tai hình bông hoa…) lại có kĩ năng thơ phú, thổi tiêu cũng tài mà đàn hát cũng hay – rõ ràng là hình ảnh của một “Fengyue” đệ nhất.
Ngay cả tuyệt sắc gia nhân như Lý Sư Sư cũng không khiến “Lãng tử” động lòng…
Hãy để ý một chút đoạn Yến Thanh khi diện kiến hoàng đế Tống Huy Tông ở hồi 81, tất cả những tuyệt kĩ của một “Fengyue” của chàng đã được hai tác gia Thi Nại Am – La Quán Trung đặc tả một cách rõ nét. Sau khi thổi sáo hầu rượu thiên tử, Yến Thanh được yêu cầu hát một bài. Chàng ta có đáp lại lời của Hoàng đế như thế này: “Tiểu nhân thuộc được mấy điệu thì lời ca đều thuộc loại phong tình lả lướt, thật không dám hát hầu thánh thượng”.
Rồi Yến Thanh mượn cặp sênh ngà của Lý Sư Sư, rồi lấy giọng, tay gõ sênh, cất tiếng ca mà hát rằng: “Từ biệt làng quê vắng tin nhà, trăm thương nghìn nhớ, dứt lòng bao xót xa. Chim én chưa sang, hoa tàn héo, cành mai mòn mỏi, nét xuân tà. Đau khổ chàng ơi ngày tái hợp, biết tự khi đầu, thôi chẳng kết duyên ta. Mộng đẹp chưa xây đà chợt tỉnh, ngoài song nghe vẳng tiếng oanh ca”. Yến Thanh hát xong, đúng là giọng oanh vàng mới hót, tiếng ca trầm bỗng du dương.
Lư tuấn Nghĩa lấy Cổ thị năm 27 tuổi nhưng từ đó cho đến khi họ Lư được nhắc tới ở cuối hồi 59 Thủy Hử, trạc 35-36 tuổi, giữa 2 người không có một mụn con nào. Quan hệ vợ chồng giữa họ cũng chẳng có gì là mặn mà cả. Yến Thanh được Lư Tuấn Nghĩa đưa về nhà vào khoảng năm chàng 13 tuổi và lần đầu xuất hiện trong Thủy Hử được miêu tả là “tuổi ngoại đôi mươi”.
… Lý do có lẽ là bởi cả đời Yến Thanh chỉ yêu một người, đó chính là Lư Tuấn Nghĩa.
Mối tình đồng tính kết thúc không có hậu
Vậy một Yến Thanh như thế, ở nhà của Lư Viên Ngoại, không tham dự bất kì công việc quản lý, kinh doanh gì mà lại được coi là “tâm phúc số 1” của Lư Tuấn Nghĩa vốn là người: “bình nhật chỉ chuyên chú vào mặt võ nghệ, không đoái tới những việc nhỏ nhen gia đình”, thì vai trò và giá trị của anh ta hẳn nhiên là vô cùng đặc biệt. Đặc biệt như một… người bạn tình vậy!
Có một đoạn viết ở hồi 60 Thủy Hử cho chúng ta thấy chính Lư Tuấn Nghĩa đã cắt đặt cho “trai đẹp” Yến Thanh ở lại với vợ trông coi nhà cửa và người mà chàng dắt theo trong chuyến “giải hạn cầu an” có thể lên tới 50 ngày - 3 tháng lại là Lý Cố. Trong khi lẽ thường, đáng ra phải là ngược lại vì Yến Thanh võ nghệ cao cường hoàn toàn có thể giúp ích cho Lư Tuấn Nghĩa. Tại sao lại như vậy? Vì họ Lư, hơn ai hết hiểu rằng, Yến Thanh không có… cảm hứng với nữ giới.
Lư Tuấn Nghĩa và Yến Thanh, hệt như một cặp đồng tính nam của Lương Sơn Bạc.
Hình ảnh Yến Thanh hiện ra sau đó, trong lần tìm đến Lương Sơn báo với Lư Tuấn nghĩa việc Lý Cố - Cổ thị tư thông chiếm gia sản, việc chàng vào ngục thăm nuôi họ Lư, rồi giải cứu họ Lư khỏi cảnh lao tù đều gắn liền với rất nhiều nước mắt. Có mối quan hệ chủ tớ nào, cha-con nuôi nào mà cảm động, bi thương, chân thành với đầy ắp những giọt lệ sầu đến vậy ngoài việc giữa họ, Lư Tuấn Nghĩa và Yến Thanh, là mối tình luyến ái!
Sau này, khi dẹp xong cuộc khởi nghĩa Phương Lạp, Yến Thanh vẫn một lòng muốn cùng Lư Tuấn Nghĩa “nộp trả lại quan bằng, tìm nơi yên tĩnh mà sống cho đến trọn đời”. Nhưng họ Lư thì lại không có cùng tâm nguyện đó mà muốn “áo gấm về làng, vinh quy bái tổ”. Một thiên tình sử đã kết thúc ở thời điểm đó khi Yến Thanh “chỉ còn cách lẻn đi trong đêm vắng”, lui về làm kẻ thường dân, an cư nơi sơn dã…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc
Vị đại tướng đốt toàn bộ bản kiểm điểm của các cán bộ, là huyền thoại được đích thân Bác Hồ đặt bí danh
Mỹ: Xuất hiện sinh vật kỳ lạ viết lại lịch sử loài khủng long
Loài cua là động vật chân đốt sống trên cạn lớn nhất thế giới : Có thể dài tới 1m, giá 6-7 triệu /kg
Tiết lộ 1 nơi ở Trung Quốc, nơi 'vàng' mọc trên cây