Mỗi sáng thức dậy, Hoàng đế 'rửa lỗ rồng như thế nào? Tại sao các cung nữ phải tranh giành nhau, thậm chí hối lộ để được rửa cho Hoàng đế?
Thước phim hiếm ghi lại hình ảnh công chúa nhà Thanh 100 năm trước, diện mạo và thần thái đều khiến hậu thế trầm trồ / Người đàn ông đi bơi ngoài biển bỗng phát hiện tảng đá lạ, không ngờ lại là cổ vật vô giá 3.000 năm tuổi
Rửa lỗ rồng” là gì?
Quan niệm thời phong kiến cho rằng, Hoàng đế là "thiên tử" tức con của trời nên mỗi bộ phận trên cơ thể của ngài đều ứng với các bộ phận của rồng trong truyền thuyết.
Ảnh minh họa.
“Lỗ rồng” ở đây chính là miệng rồng, vì thế, khi nói “rửa lỗ rồng” các cung nữ sẽ tự hiểu đó là súc miệng cho Hoàng đế. Thực tế mỗi buổi sáng, Hoàng đế cần có người hầu hạ việc vệ sinh răng miệng.
Các bước “rửa lỗ rồng”
Vào thời cổ đại, không có kem và bàn chải đánh răng. Để khoang miệng luôn sạch sẽ, mọi người thường chọn cách súc miệng. Thông thường, gia đình dùng nước sạch để súc miệng, người ít tiền thì dùng nước muối, hoàng thượng dùng trà hảo hạng loại một.
Các công đoạn chờ hoàng đế “rửa lỗ rồng” rất phức tạp. Mỗi buổi sáng, các cung nữ hoặc thái giám thường dậy sớm và đến phòng ăn của hoàng gia để lấy nước suối ngọt. Sau đó đun sôi nước suối đã thu được, cẩn thận rửa sạch các vật dụng dùng để “rửa lỗ rồng” bằng nước suối đã đun sôi, rồi bắt đầu đun lấy nước để pha trà.
Trà đã pha cần phải lọc nhiều lần trước khi được cho vào bình chứa và cuối cùng được gửi đến cung của Hoàng đế. Khi Hoàng đế dậy, cung nữ hoặc thái giám phụ trách việc “rửa lỗ rồng” mang trà đã chuẩn bị cẩn thận vào phòng.
Hoàng đế hầu như không cần phải làm gì, chỉ cần há miệng ra là có người dâng đồ lên tận nơi. Ý nghĩa của những việc này là để đảm bảo tôn nghiêm cho Hoàng đế, giúp họ có thể toàn tâm toàn ý tập trung nghĩ đến chuyện triều chính.
Tại sao cung nữ tranh nhau “rửa lỗ rồng”?
Nguyên nhân thứ nhất là vì loại trà mà Hoàng đế dùng để súc miệng đương nhiên là loại ngon nhất trong số các loại ngon nhất. Loại lá trà này cho dù đã bị ngâm qua hai lần nước nhưng khi mang đi phơi nắng, chất lượng lá trà giảm không đáng kể nên họ vẫn kiếm được một khoản tiền kha khá.
Nguyên nhân thứ hai là các cung nữ đều hy vọng được Hoàng đế nhìn trúng qua việc “rửa lỗ rồng”. Như vậy, các cung nữ sẽ dễ dàng "một bước lên trời", được thăng làm quý nhân, nếu như may mắn hơn còn có cơ hội trở thành người mà Hoàng đế sủng ái.
Tuy cơ hội được Hoàng đế sủng ái không cao nhưng nhiều cung nữ vẫn tìm đủ mọi cách để bản thân được vào hầu hạ Hoàng đế “rửa lỗ rồng”.
- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. Nguồn: VTV24.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào