Khám phá

Người đàn ông đi bơi ngoài biển bỗng phát hiện tảng đá lạ, không ngờ lại là cổ vật vô giá 3.000 năm tuổi

Người đàn ông không ngờ chuyến dạo chơi của mình lại thu về thành quả kinh ngạc nhất trong cuộc đời mình.

Ngư dân vớt được cục sắt 90kg, liền bán đồng nát được 200 ngàn đồng hóa ra lại là cổ vật 1000 tỷ / Bình muối dưa của mẹ hóa ra là cổ vật quý giá hàng ngàn năm tuổi, chàng trai 'mừng hụt' vì không được bán đi

Mới đây tờ ABC News đưa tin một người đàn ông Ai Cập có tên Rafi Bahalul đã phát hiện được một món cổ vật có niên đại hàng ngàn năm tuổi. Theo đó, khi người đàn ông này đang bơi ở biển vào buổi sáng, anh đã phát hiện ra một tảng đá khá kì lạ. Anh kể lại rằng:“Tôi nhìn thấy nó khi mới bắt đầu bơi được vài mét. Tôi thấy nó giống một tấm bia có hình thù khá kỳ lạ nên lặn xuống và mò nó lên”.

Tấm bia đặc biệt được tìm thấy

Không thể ngờ sự tò mò của Rafi Bahalul đã giúp anh có được khám phá đáng kinh ngạc. Sau khi xem xét, nghiên cứu kĩ càng tấm bia, Jacob Sharvit - người đứng đầu cơ quan bảo vệ cổ vật Israel - đã thông báo với tờ ABC News rằng tấm bia được Rafi phát hiện ra chính là mỏ neo làm bằng đá của người Ai Cập. Đáng chú ý, nó có thể đã tồn tại được hơn 3.400 năm.

Các nhà khảo cổ cũng phân tích thêm rằngchiếc mỏ neo bằng đá này thực chất là một phần nhỏ của bức phù điêu lớn. Vì bị vỡ nên nó đã được đục thêm lỗ để tận dụng làm mỏ neo. Nếu quan sát kĩ sẽ thấy tấm bia được trang trí rất tỉ mỉ và công phu. Nguyên nhân khiến tấm bia này lưu lạc đến tận bây giờ được cho là bị thuyền viên làm mất hoặc chiếc thuyền dùng tấm bia làm mỏ neo đã bị đắm ngoài khơi Địa Trung Hải.

Các tấm phù điêu cổ phản ảnh đời sống xa xưa của người Ai Cập

Trên tấm bia cổ có niên đại 3.400 năm tuổi là các dòng ký tự cổ của người Ai Cập. Chuyên gia xác định được những ký tự này có thể đã được sử dụng từ khoảng 5.000 năm trước. Một số cụm từ trên đó được các nhà khảo cổ dịch như sau: “Phiến đá nằm trên tay của Seshat (nữ thần sáng tạo của người Ai Cập cổ), “tình yêu, ngôi nhà và những cuốn sách”. Hiện tấm bia vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu vì biết đâu có thể nhờ nó mà đi sâu hơn vào đời sống thú vị của người Ai Cập cổ xưa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm