Mối tình đồng tính ít người biết của hoàng đế Càn Long
Vị vua đào hoa nhất lịch sử Trung Hoa được vây quanh bởi vô vàn cung tần mỹ nữ này lại có quan hệ đặc biệt với một nam nhân trong triều.
Hoàng hậu đầu tiên của Càn Long: Tài sắc, được sủng ái và chuyến đi tai họa gây tranh cãi / Câu trả lời ngắn gọn của Kỷ Hiểu Lam khiến Hòa Thân bẽ mặt trước vua Càn Long
Càn Long là vị vau nổi tiếng nhất thời Mãn Thanh - triều đại cuối cùng của Trung Hoa.
Trong hơn 60 năm trị vì đất nước, xung quanh Càn Long là vô vàn cung tần mỹ nữ hầu hạ. Tuy nhiên, ít người biết rằng, vị hoàng đế nổi tiếng bậc nhất Trung Hoa cũng vướng phải tin đồn về tình yêu đồng tính.
Câu chuyện bắt đầu từ thời Ung Chính hoàng đế (cha của Càn Long). Khi đó, Ung Chính có một phi tử dung mạo kiểu diễm. Năm 15 tuổi, Càn Long được ở bên cảnh phi tử này. Khi nhìn thấy mỹ nhân chải đầu, Càn Long không cầm được lòng bèn bịt mắt nàng từ phía sau để trêu đùa. Do không biết đó là thái tử, nàng vô tình vung lược ra sau, đập trúng mặt Càn Long. Khi thái hậu thấy vết đỏ trên mặt thái tử liền nghi ngờ phi tử có ý đồ xấu nên ban chết.
Tạo hình của Hòa thân trên phim truyền hình.
Sau khi trở thành vua trị vì nhà Thanh, Càn Long vô tình bắt gặp Hòa Thân, trên cổ cũng có một vết bớt đỏ giống với dấu vết mà hoàng đế đã để lại trên thi thể vị phi tần nọ. Do đó, Càn Long cho rằng, đây chính là người mà vị phi tử chọn để đầu thai vào kiếp sau.
Một số tài liệu ghi chép lại cho thấy Hòa Thân là người có dung mạo rất đẹp với nước da trắng, môi đỏ, khuôn mặc sắc nét, quyết rũ, cử chỉ trang nhã chẳng khác gì nữ nhân.
Hòa Thân gặp nhà vua năm 20 tuổi. Sử sách Trung Hoa có ghi lại rằng, chàng thanh niên khi ấy còn diễm lệ hơn cả phi tần của Càn Long.
Ngoài sở hữu dung mạo mỹ miều, Hòa Thần còn tinh thông 4 loại văn tự là: Mãn, Hán, Mông Cổ, Tây Tạng và có biệt tài trong việc quản lý tài chính nên ngày càng được Càn Long sủng hạnh. Không những thế, ông còn là một hính trị gia, một nhà ngoại giao, một nhà kinh tế, một nhà thơ, một người am hiểu nghệ thuật.
Một số sách sử ghi rằng, một ngày nếu không thể gặp Hòa Thân, Càn Long sẽ không chịu được. Do đó, vị đại thần này phải luôn ở bên cạnh ngày đêm hầu hạ cho nhà vua.
Càn Long hết mực yêu thương Hòa Thân, thậm chí còn gả đệ nhất công chúa mà ông nhất mực yêu thương cho con trai Hòa Thân và phong hiệu “Phong Thân Ân Đức”.
Nhận được sự sủng ái của nhà vua, Hòa Thân từ một người khiêng kiệu đã trở thành vị đại thần được vạn người kính nể. Trong hơn 20 năm, Hòa Thân được thăng chức 47 lần. Sử sách còn ghi lại rằng, Hòa Thân sở hữu quyền thế "khuynh đảo thiên hạ".
Tuy sau này, trải qua biến cố, Hòa Thân bị xử chết tại pháp trường nhưng tình cảm của ông dành cho Càn Long vẫn không đổi. Dân gian truyền rằng, trước khi chết Hòa Thân chỉ nghĩ đến hoàng đế, thậm chí còn sáng tác một bài thơ ngay trước khi nhận án tử với nội dung nếu còn có kiếp sau, Hòa Thân nguyện được làm thần tử tiếp tục hầu hạ Càn Long.
Không ai có thể khẳng định được Hòa Thân có phải là "sủng nam" được Càn Long sủng ái, nuông chiều cả một đời hay không. Có lời đồn rằng tổng cộng gia sản của Hòa Thân ước lượng vào khoảng 1.100 triệu lạng bạc. Thậm chí, có người tin rằng, số bạc tương đương số tiền mà quốc khố nhà Thanh phải mất 15 năm mới thu được. Tuy nhiên, thực hư về câu chuyện lịch sử cho đến nay vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo