Mối tình ít người biết của mẫu thân Càn Long Đế - Xuất thân bình dân nhưng lại khiến hoàng đế phá vỡ mọi luật lệ
Thêm một điều kinh ngạc về nền văn minh Ai Cập cổ đại / Những điều kỳ diệu có từ thời Ai Cập cổ đại
Nói về Sùng Khánh hoàng hậu có thể không ai biết nhưng hình ảnh nàng Chân Hoàn trong Chân Hoàn truyện hay một vị lão phật gia đáng kính trong Hoàn Châu Cách Cách và Sùng Khánh hoàng thái hậu trong Diên Hi công lược thì chắc hẳn không ai là không ấn tượng.
Sùng Khánh Hoàng thái hậu, vốn là Quý phi của Thanh Thế Tông Ung Chính hoàng đế. Bà là thân mẫu của Thanh Cao Tông Càn Long hoàng đế và được tôn làm Hoàng thái hậu bởi con trai mình tại vị.
Bà là Thái hậu trải qua thời gian tại vị Thái hậu rất lâu, cũng là người thọ nhất trong số các Thái hậu của nhà Thanh. Không chỉ so ở nhà Thanh, mà nếu so với Hiếu Nguyên hoàng hậu Vương Chính Quân nhà Hán cũng có phần hơn hẳn.
Bà có địa vị cao, con cháu đầy đàn, Càn Long Đế thời kỳ cũng là hưng thịnh tột bậc, mọi vinh hoa đều cung phụng Thái hậu. So ra, bà là Thái hậu hưởng hết vinh hoa phú quý, thực hiếm có.
Là người mà Ung Chính yêu thương đến mức phá bỏ luật lệ nghiêm khắc
Sùng Khánh hoàng thái hậu thuộc thị tộc Nữu Hỗ Lộc, Mãn quân Tương Hoàng Kỳ. Bà là trưởng nữ của Tứ phẩm Điển nghi Lăng Trụ.
Nữu Hỗ Lộc thị tuy là thị tộc quyền thế bậc nhất, đặc biệt là dòng họ của Hiếu Chiêu Nhân hoàng hậu, hoàng hậu thứ 2 của Thánh Tổ Khang Hy đế.
Nhưng tổ tiên của bà chỉ là một nhánh nhỏ của thị tộc này. Đến đời cha bà, gia đình sa sút đến mức bình dân vô dị, không khác nhà thường dân là mấy.
Điều này giải thích vì sao bà mang họ Nữu Hỗ Lộc danh giá nhưng khi nhập phủ Ung Thân vương lại chỉ được xếp vào hàng thứ thiếp.
Bà kết hôn với Ung Thân vương năm 1705 và được phong làm Cách cách - thứ thiếp của các Hoàng tử nhà thanh, dưới Đích phúc tấn, Trắc phúc tấn, trên các Thị thiếp không danh phận. Vào lúc này, bà chỉ mới 12 tuổi.
Trong những năm Khang Hi, có lần Ung Thân vương lâm bệnh, bệnh tình vô cùng nguy kịch, Nữu Hỗ Lộc cách cách ngày đêm hầu hạ thuốc thang, chăm sóc ân cần chu đáo, sau khi Ung Thân vương bình phục hết sức sủng ái. Năm 1711, bà sinh người con trai tên Hoằng Lịch, là con trai thứ tư của Ung Thân vương.
Năm Hoằng Lịch 10 tuổi, bà lần đầu theo Ung Thân vương vào bái kiến Khang Hy Đế trong một buổi yến tiệc tại Mẫu Đơn đài - Viên Minh Viên.
Khang Hy Đế thấy Hoàng tôn thông minh hơn người thì thập phần yêu thích, liền đón vào cung cho đọc sách, tự mình nuôi nấng. Cách cách Nữu Hỗ Lộc thị do đó được khen ngợi biết dạy con, trong ngoài đều nức tiếng.
Năm 1722, Ung Thân Vương lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu Ung Chính. Phúc tấn Ô Lạt Na Lạp thị được lập làm Hoàng hậu, Trắc phúc tấn Niên thị được lập làm quý phi, Trắc phúc tấn Lý thị tấn phong làm Tề phi.
Theo thông lệ, những thiếp thất của vị Hoàng đế mới lên ngôi có danh danh vị Trắc phúc tấn mới được sắc phong lên các bậc Phi, Quý phi hoặc cao hơn là Hoàng quý phi, các Cách cách chỉ được sách phong lên bậc Tần.
Tuy vậy, Ung Chính vẫn đặc cách sắc phong Nữu Hỗ Lộc thị làm Hi phi - Chính tam phẩm. Trong cung, địa vị bà cao thứ 4, sau Ô Lạt Na lạp hoàng hậu, Niên quý phi và Tề phi. Năm 1730, Hi phi được phong lên ngôi Hi quý phi - Chính nhị phẩm.
Năm 1731, Ô Lạt Na lạp hoàng hậu qua đời. Trong cung Hi quý phi hiện tại là Phi tần có quyền hành cao nhất.
Niên Quý phi đã qua đời vào năm 1725, Tề phi Lý thị do con trai là Hoằng Thời có hành vi lỗ mãng, không được Ung Chính yêu thích nên bị thất sủng. Hi quý phi nhanh chóng được ban quyền nhiếp quản Hậu cung.
Cuộc tình bí ẩn nhất trong lịch sử và thân thế của vua Càn Long vẫn còn nhiều nghi vấn
Trong cuốn "Vĩnh Hiến lục" của Tiêu Thích cũng từng viết: Ung Chính khi mới lên ngôi đã sắc phong Lạp thị là Hoàng hậu, Niên thị làm Vi Quý phi, Lý thị làm Tề phi, còn Tiền thị làm Hi phi. Vị Hi phi này chính là mẫu thân của Càn Long.
Tuy nhiên Hi phi lại có xuất thân đặc biệt. "Mãn học nghiên cứu" tập II khẳng định: Tiền thị tiến cung vào năm Khang Hy thứ 49, nhưng không được sắc phong bất kỳ danh vị nào, tới mấy năm sau mới được đưa vào Ung vương phủ của Tứ hoàng tử (Ung Chính sau này).
Nói cách khác, trước khi trở thành thiếp của Ung Chính, mẹ của Càn Long đã từng ở trong hậu cung của Khang Hy.
Lâu nay người Trung Quốc vẫn coi Khang Hy như một "đại đế" anh minh lỗi lạc, người đã sáng tạo nên "thời thịnh trị Khang – Càn" trong lịch sử gần 300 năm của triều đại nhà Thanh (1644 – 1911).
Tuy nhiên, lần giở những trang bí sử của triều đại này, người ta lại phát hiện ra rằng, hóa ra, phía sau ánh hào quang của một "đại đế", Khang Hy cũng gây ra không ít những vụ lùm xùm tai tiếng liên quan đến tình ái.
Ông được đánh giá là vị vua phong lưu đa tình nhất và háo sắc nhất của nhà Thanh (háo sắc hơn cả Càn Long). Ngoài ra, vua vẫn còn rất khỏe về tình dục và vẫn háo sắc ngay cả khi đã về già.
Dưới triều Thanh, tất cả các cô gái đều được Hoàng đế tuyển chọn qua mới được đi lấy chồng.
Nếu như hoàng đế có nhu cầu còn lấy cả những phụ nữ người Hán đã có chồng. Hầu hết các vị vua triều Thanh đều không dưới 10 phi tử, trong số đó Khang Hy là người giữ "kỷ lục" với số người được sắc phong chính thức lên tới 52.
Thế cho nên, người ta từng đồn đại rằng mối quan hệ tình cảm giữa nàng Nữu Hỗ Lộc và vua Khang Hy không hề đơn giản.
Trên thực tế lịch sử đã ghi lại, năm Nữu Hỗ Lộc làm thiếp Ung Thân vương thì bà chỉ mới 13 tuổi. Nên trước đó, để được hoàng đế Khang Hy để ý từ ngày tiến cung là chuyện khó có thể xảy ra.
Dù có nhiều lời đồn đại về mối quan hệ tình cảm thực sự giữa Khang Hy, Hi phi và Ung Chính nhưng hậu thế vẫn luôn nhớ đến phụ thân của vua Càn Long là một người đàn ông nắm trong tay cả thiên hạ nhưng chỉ vững chắc một tấm chân tình dành cho người phụ nữ từng đồng cam cộng khổ với mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
CLIP: Ngựa vằn bỏ mạng khi chạm trán bầy cá sấu hung dữ trong cuộc vượt sông
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?