Vì sao không kẻ trộm mộ nào dám cướp phá lăng mộ của vị hoàng đế Trung Quốc này?
Thêm một điều kinh ngạc về nền văn minh Ai Cập cổ đại / Đền thờ có niên đại 3.200 năm và những bí ẩn khiến nhiều người 'giật mình'
Minh Thái Tổ - Chu Nguyên Chương là người đã sáng lập triều Minh trong lịch sử Trung Quốc. Khi lên ngôi ông lấy niên hiệu là Hồng Vũ nên người đời còn gọi ông là Hồng Vũ Đế. Sau khi mất, ông được chôn ở Minh Hiếu lăng.
Hiện nay, lăng mộ nằm trong quần thể di tích "Lăng tẩm hoàng gia các triều đại Minh-Thanh" được UNESCO công nhận. Vị trí lăng mộ tọa lạc ở quận Huyền Vũ, thành phố Nam Kinh trực thuộc tỉnh Giang Tô.
Những ngôi mộ của các hoàng đế hoặc quý tộc thời phong kiến luôn là mục tiêu của những kẻ trộm mộ vì nơi đây khả năng cao là chứa nhiều vàng bạc, châu báu. Nếu không vì mục đích cướp phá thì cũng có thể vì mục đích chính trị nên khi vương triều sụp đổ, lăng tẩm khó lòng an toàn.
Vậy nhưng với vị hoàng đế khai quốc nổi tiếng nhiều kẻ thù như Chu Nguyên Chương thì lăng mộ của ông lại vẫn rất yên bình. Lý do là gì?
Các lý do sau đây được cho là giúp hoàng đế Chu Nguyên Chương có thể yên tâm 'an giấc ngàn thu' trong lăng mộ của mình:
1. Biện pháp "chống khai quật" tốt
Năm 1997, các nhà khảo cổ đã bắt đầu sử dụng công nghệ tiên tiến thời ấy nhằm thăm dò và khảo sát phía dưới lăng mộ này trong 6 năm liên tiếp. Nhưng kết quả không thu được nhiều.
Điều này cho thấy việc bảo mật lăng mộ tốt đến thế nào từ 600 năm trước, đồng nghĩa với các cơ hội tìm hiểu về lịch sử và địa chất phải dừng lại và trông chờ vào tương lai.
2. Cấu trúc bên trong có đặt bẫy
Lăng mộ của Chu Nguyên Chương được đào nằm dựa ngang một dãy núi, bên trong được cho là chất nhiều tảng đá tròn tương đối lớn và nặng. Nếu những kẻ trộm mộ cố tình đào trực tiếp vào bên trong thì các tròn đá tròn này từ các hướng sẽ tràn xuống lối đang được đào và "nhấn chìm" bất cứ ai, lấp hết các chỗ trống do con người cố gắng tạo ra.
Đây là một phương pháp chống trộm mộ từ thời cổ đại nhưng khá hiệu quả, được dùng trong các lăng tẩm.
3. Vị trí địa lý thuận lợi
Như đã nêu thì Minh Hiếu lăng nằm ở một quận thuộc thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô. Đây là một thành phố lớn, việc nằm gần một khu vực như vậy sẽ khiên bất cứ mọi hoạt động trộm phá lăng mộ nào của đạo tặc cũng dễ dàng bị chính quyền phát hiện mà không tốn nhiều thời gian.
Vào thời bình thì đương nhiên đó là việc phạm pháp, vào thời chiến tranh thì đây là một thành phố quan trọng, khi bị chiếm đóng thì các đội quân làm chủ thành phố cũng được tập trung để bảo vệ những mục tiêu có giá trị về mặt quân sự chứ không có thời gian khai quật hay cướp phá lăng mộ.
Nếu lăng mộ được đặt ở những nơi hẻo lánh xa thành phố thì việc quản lý cũng khó hơn và dễ bị xâm phạm hơn.
Các giả thuyết khác
Dù bất khả xâm phạm nhưng vẫn có giả thuyết cho rằng Minh Hiếu lăng không phải nơi đặt thi hài của vị hoàng đế khai quốc nhà Minh.
Giả thuyết thứ nhất cho rằng thi hài Chu Nguyên Chương thực ra đặt ở Thiên Triều Cung tại chính Nam Kinh khi nơi đây còn là kinh đô của nhà Minh.
Giả thuyết này dựa vào một câu tương truyền "Cao Hoàng Đế Long Thoại, Tại Cung Không Tại Lăng" – tức hoàng đế khai quốc dùng chiêu "ve sầu thoát xác", vẫn an táng ở trong cung sau khi băng hà chứ không yên nghỉ ở lăng mộ được xây cho mình.
Thêm vào đó, khi Chu Nguyên Chương mất, để đảm bảo bí mật về lâu dài, đã có 13 đoàn đưa tang theo nghi thức hoàng gia được tổ chức đi ra khỏi kinh thành theo các đường khác nhau để đánh lạc hướng. Tuy nhiên, giả thuyết này ít được các học giả tin tưởng.
Giả thuyết thứ hai, rằng Chu Nguyên Chương không còn nằm trong lăng mộ mà đã được đưa về ... Bắc Kinh. Việc này có nguyên nhân từ vị hoàng đến thứ ba của Minh triều là Minh Thành Tổ Chu Đệ.
Chu Đệ vốn là con trai thứ 4 của Chu Nguyên Chương, được phong làm Yên Vương, sau một cuộc chính biến đã lật đổ Minh Huệ Đế Chu Doãn Văn, người cháu trai gọi mình là chú ruột. Chu Đệ lên ngôi hoàng đế, quyết định xây Tử Cấm Thành và rời đô về Bắc Kinh. Ông rất tin vào phong thủy cũng chú ý đến vấn đề này.
Theo đó, để cải thiện những khiếm khuyết về phong thủy khi xây Tử Cẩm Thành, ông cho người cải tạo và xây nên các ngọn đồi nhân tạo đặt tên là "Trấn Sơn", "Quốc Vân Sơn", "Vạn Tuế Sơn", đồng thời di dời thi hài của Chu Nguyên Chương về an táng tại "Vạn Tuế Sơn".
Nhưng tất cả cũng chỉ dừng lại ở mức giả thuyết chứ chưa có chứng cứ khoa học nào dám chắc chắn hoàn toàn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính