Một thần thú trong Tây Du Ký thực sự tồn tại ngoài đời nhưng đã tuyệt chủng từ hàng triệu năm trước
Trong 'Tây Du Ký', Đường Tăng cùng các đệ tử ai là người bị chịu phạt khốn khổ nhất? Tôn Ngộ Không bị trấn áp 500 năm nhưng cũng chỉ đứng thứ ba / Tây Du Ký 1986: Sự thật chấn động về mối tình của Đường Tăng và một người phụ nữ xinh đẹp
Trong Tây Du Ký 1986, kiếp nạn trên sông Thông Thiên, có một thần thú xuất hiện nhận được sự chú ý lớn của khán giả, đó là con rùa khổng lồ được gọi là Lão Rùa. Lão Rùa là thần thú có bề ngoài khổng lồ, có thể chở 4 thầy trò Đường Tăng qua sông. Lão chỉ có một lời nhờ vả duy nhất đó là khi 4 thầy trò gặp được Phật Tổ thì hỏi giúp "là tu đã một ngàn ba trăm năm mà chưa đặng hóa hình người, tuy là biết nói và sống lâu, song chưa thoát kiếp! Xin thầy làm ơn bạch quá Phật Tổ, coi bao giờ tôi đặng thành người" - trích lời của Lão Rùa. Sau này khi trở về, vì quên mất lời nhờ vả của Lão Rùa màcả 4 thầy trò bị Lão Rùa bị hất xuống sông khiến cho kinh thư ướt hết, đây cũng là kiếp nạn cuối cùng của họ.
Nhiều người luôn nghĩ Lão Rùa có lẽ chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng ngoài đời thực tồn tại loài rùa khổng lồ chở được nhiều người trên lưng, tên khoa học của nó là Stupendemys geographicus (Stupendemys nghĩa là "rùa khổng lồ"). Loài này nằm trong một chi tiền sử của rùa cổ nước ngọt, các nhà khoa học lần đầu phát hiện ra hóa thạch của nó ở phía bắc Nam Mỹ, trong các tảng đá có niên đại từ Trung Miocene cho đến khi bắt đầu Pliocene, tức là vào 13 đến 5 triệu năm trước. Dựa trên chiều dài 4 mét của hóa thạch mai rùa, Stupendemys geographicus được cho là có chiều dài thực tế khoảng hơn 5 mét và nặng trên 5 tấn.
Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng loài Stupendemys geographicus chủ yếu sống ở phần phía bắc của Nam Mỹ, đặc biệt tại các quốc gia như Brazil, Colombia, Venezuela,... - nơi phát hiện ra nhiều hóa thạch của chúng. Chúng dành phần lớn thời gian trong cuộc đời ở trong nước và thức ăn chủ yếu là thực vật. Các nhà cổ sinh vật học phân tích lý do loài rùa này có kích thước lớn là để tự vệ trước những kẻ săn mồi nguy hiểm thời cổ đại. Được biết, thiên địch của chúng là cá sấu Purussaurus vì trên hóa thạch của chúng phát hiện nhiều vết cắn của loài cá sấu này.
Stupendemys geographicus tính đến nat là loài rùa có kích thước to lớn nhất từng được con người phát hiện. Họ hàng gần nhất của loài rùa này là loài Podocnemis expansa sống trong một hệ thống đầm lầy khổng lồ ở Nam Mỹ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nằm mơ thấy kho báu dưới nhà, người đàn ông quyết đào lên không ngờ tìm thấy sông cá ngầm quý hiếm
Tại sao rắn lại sợ lươn? Hé lộ khả năng đặc biệt của lươn
Vớ được khối bầy nhầy bẩn thỉu, người đàn ông không ngờ đây là báu vật 35 tỷ giúp mình đổi đời sau một đêm
Để giải quyết những vấn đề 'sinh lý', người xưa đã phát minh ra một căn phòng như vậy, địa vị phụ nữ thấp đến đáng thương
Long bào của Tần Thủy Hoàng là màu đen, vì sao sau này không có hoàng đế nào dám mặc? Lý do rất thực tế
CLIP: Chó nhà hăng máu khiêu chiến rắn hổ mang và cái kết gây 'sốc'