Một thời huy hoàng của pháp lam triều Nguyễn
Ai quản lý tiền trong hoàng cung triều Nguyễn? / Công chúa triều Nguyễn lấy chồng như thế nào?
Theo thông tin từ Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, tùy theo phương pháp chế tác thai cốt và phương thức tráng men mà hình thành bốn loại: Kháp ti pháp lang; Họa pháp lang; Tạm thai pháp lang và Thấu minh pháp lang.
Một trong những trung tâm pháp lam nổi tiếng của Trung Quốc thời xưa là ở Quảng Đông. Từ đây, những món đồ được chế tác theo kỹ nghệ họa pháp lang đã theo chân các tàu buôn Trung Hoa đi khắp nơi và du nhập vào Việt Nam.
Pháp lam trang trí trên nghi môn, Hoàng thành Huế.
Quý vật cung đình
Pháp lam là danh xưng do triều đình nhà Nguyễn đặt ra để gọi những chế phẩm làm bằng đồng tráng men nhiều màu. Pháp lam do các nghệ nhân trong quan xưởng của triều Nguyễn chế tác, tiếp thu từ kỹ nghệ “pháp lang” (falang) của Trung Quốc.
Pháp lam Huế xuất hiện nhiều dưới triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Đây là thời kỳ thịnh vượng của triều Nguyễn, quốc gia thống nhất, kinh tế ổn định. Triều đình chăm lo việc xây dựng kinh đô, đền miếu, trang trí tô điểm cho đời sống đế vương. Nghệ thuật pháp lam được sử dụng chủ yếu trong việc trang trí hoàng cung, lăng tẩm…
Pháp lam không phải là một nghệ thuật bình dân, mà sản phẩm này được dùng trong hoàng cung, tầng lớp quan lại triều Nguyễn. Vì thế, hiện vật pháp lam sau năm 1945 còn lại rất ít ở các phủ đệ, dinh thự. Trong dân gian, ít gia đình có thể sở hữu pháp lam. Do đó, sự phổ biến, kế tục nghệ thuật pháp lam rất bị hạn chế.
Sau này, khi xã hội bắt đầu chú ý đến các tác phẩm pháp lam, thì kỹ thuật chế tác đã thất truyền, dấu tích các lò xưởng cũng không còn. Đó là lý do vì sao, sau nhiều năm tìm tòi, khôi phục nghề chế tác pháp lam nhưng không có hiệu quả.
Đối với người Trung Quốc, pháp lam là tất cả các chế phẩm có cốt làm bằng đồng, được phủ một hoặc nhiều lớp men màu rồi đem nung. Có một số phương pháp chế tác thai cốt (dán chỉ đồng hay chạm trổ trực tiếp lên cốt đồng) và phương thức tráng men (phủ men vào các ô trũng) hay trực tiếp vẽ các họa tiết trang trí bằng men màu (trên bề mặt cốt đồng) để tạo nên giá trị pháp lam.
Pháp lam Huế là một loại vật liệu kiến trúc, cốt đồng, bên ngoài tráng nhiều lớp men đa màu, chịu đựng tốt các tác động ngoại lực, nhiệt độ mưa nắng và thời gian. Bởi thế, pháp lam thường được sử dụng để tạo thành các đồ án trang trí hình khối gắn trên đầu đao, đỉnh nóc, bờ quyết, mái nhà. Hoặc tạo thành các mảng trang trí trên các cung điện, nghi môn hoàng cung và lăng tẩm vua chúa.
Dấu ấn pháp lam Huế
Xét về mỹ thuật, pháp lam Huế là những tác phẩm nghệ thuật đa dạng, màu sắc rực rỡ, đề tài trang trí phong phú và sinh động.
Đều là những cổ vật quý hiếm, sang trọng chỉ được dùng để trang trí nơi cung điện, tôn miếu uy nghiêm như điện Thái Hòa, điện Hòa Khiêm, điện Biểu Đức.
Pháp lam còn được sử dụng trong việc trang trí đồ dùng trong cung đình như bát, đĩa, khay, bình hoa, những đồ tế tự như lư trầm, bát hương, quả bồng.
Theo nghiên cứu của giới chuyên môn, trình độ kỹ thuật chế tác pháp lam thời kỳ đầu chưa đạt độ sắc nét, tinh xảo, màu sắc không bằng pháp lam Trung Quốc. Tuy nhiên, pháp lam Huế lại mang nét đặc trưng riêng bởi dấu ấn sáng tạo của người Việt, mang âm hưởng văn hóa Việt.
Hiện nay, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế có trưng bày một số hiện vật pháp lam quý giá, gồm các vật dụng cung đình. Ngoài ra, pháp lam còn được lưu giữ trên các đồ án rồng, bát bửu, hoa điểu, thơ văn chữ Hán... tại một số công trình kiến trúc cổ. Đa số những hiện vật pháp lam này đều do nghệ nhân và thợ Việt Nam thực hiện.
Căn cứ vào các tác phẩm còn lưu giữ ở Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, cho thấy dòng pháp lam thời Nguyễn có đặc trưng riêng, không rập khuôn với dòng pháp lam thời Minh và thời Thanh ở Trung Quốc. Đây chính là thành tựu đáng trân trọng của các nghệ nhân pháp lam Việt Nam xưa.
Đầu thời Nguyễn, hoàng đế Gia Long đã thuê nghệ nhân Trung Quốc sang Việt Nam để chế tác đồ pháp lam, đồng thời dạy nghề cho đội ngũ thợ trong ngự xưởng. Năm 1827, “pháp lam Tượng cục” của triều Nguyễn ra đời, đặt cơ sở tại Huế, Ái Tử (Quảng Trị) và Đồng Hới (Quảng Bình).
Từ khi thành lập cho đến khi suy thoái vào cuối thế kỷ 19, “pháp lam Tượng cục” đã sản xuất nhiều sản phẩm phục vụ cho việc trang trí các cung điện ở Huế, nghi lễ cung đình và sinh hoạt trong hoàng cung.
Cùng với các sản phẩm pháp lam được sản xuất tại chỗ, các vua triều Nguyễn còn ký kiểu đồ pháp lam từ Trung Quốc theo yêu cầu riêng về mẫu mã và hình thức, tạo nên một dòng pháp lam Huế đặc trưng. Ngày nay, nhiều sản phẩm trong số đó còn được lưu giữ.
Theo thông tin từ Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, vua Thiệu Trị chỉ trị vì trong thời gian tương đối ngắn (1841 - 1847). Tuy nhiên dưới triều đại này, các sản phẩm pháp lam do “pháp lam Tượng cục” sản xuất và “pháp lam ký kiểu” từ Trung Quốc nổi tiếng hoàn hảo về cốt đồng, hài hòa sắc sảo về đường nét, sống động về sắc men.
Dưới triều vua Tự Đức, “pháp lam Tượng cục” tại kinh đô Huế cũng sản xuất rất nhiều sản phẩm dùng để phục vụ nhu cầu của triều đình, nhưng chỉ duy trì liên tục trong giai đoạn 10 năm đầu.
Từ năm 1858, chịu ảnh hưởng bởi hoàn cảnh chính trị không ổn định, kinh tế suy yếu nên hoạt động của “pháp lam Tượng cục” đi vào suy thoái và chấm dứt hoạt động vào cuối triều vua Đồng Khánh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất