Một trong những bí ẩn lớn nhất của nhân loại: Vết cắt chia đôi khối đá nhẵn nhũi đến khó tin, muốn tới khám phá lại càng khó hơn
Ớn lạnh “vùng đất quỷ ám” bí ẩn, hồ đỏ như máu / Bí ẩn cái chết "trời đánh" của con trai Hoàng đế Càn Long
Nằm tại ốc đảo Tamya ở Arab Saudi, tảng cự thạch Al Naslaa vẫn là một trong những bí ẩn bí ẩn khiến các nhà khoa học đau đầu suốt nhiều năm qua, và cho đến hiện tại vẫn chưa có lời giải đáp nào thỏa đáng về nguồn gốc dù đã có vô vàn giả thuyết được đưa ra.
Năm 1883, nhà khảo cổ Charles Huver phát hiện ra khối đá với 1 vết cắt nhẵn nhụi chính giữa, giống như thể được cắt bằng tia laser của công nghệ hiện đại.
Tảng đá có niên đại ước tính trên 10.000 năm. Mỗi nửa của khối đá cao khoảng 7 mét, cân bằng trên một tảng đá nhỏ hơn phía dưới. Giới khoa học suy đoán rằng cấu trúc này khiến các rung động từ mặt đất bị triệt tiêu, giúp tảng đá đứng vững qua hàng nghìn năm.
Khe vết cắt giữa khối đá từ trên xuống dưới đồng đều nhau một cách hoàn hảo. Chính vết cắt ngọt không tì vết ấy khiến dư luận nghi ngờ rằng nó được cắt bằng tia laser hay một công nghệ nào đó vô cùng hiện đại (có thể là của người ngoài hành tinh).
Trụ tảng đá.
Thế nhưng công nghệ laser là vẫn còn rất mới mẻ đối với chúng ta trong thời đại ngày nay, huống gì là hàng ngàn năm trước. Làm cách nào con người thời đó có thể chẻ đôi một tảng đá khổng lồ một cách chính xác như vậy chỉ bằng những công cụ thô sơ? Câu hỏi đó vẫn chưa thể lý giải, khiến cho đây trở thành 1 trong những điều bí ẩn lớn nhất của nhân loại.
Ngoài ra, trên bề mặt khối đá cũng có những hình vẽ và ký tự bí ẩn. Theo các nhà khảo cổ học, những ghi chép cổ nhất về ốc đảo Tayma có từ thế kỷ thứ 8 TCN. Các hình khắc và chữ tượng hình tại đây có thể nói đến việc Tayma là một phần của tuyến đường bộ quan trọng nối bờ Biển Đỏ của bán đảo Arab và thung lũng sông Nile.
Con người luôn bị thu hút bởi những điều chưa biết, chính vì vậy khối đá với vết cắt bí ẩn này vẫn luôn được du khách nhiều nơi trên thế giới dự tính tới ghé thăm, nhưng không phải ai cũng có thể đến đây. Nguyên nhân là do luật lệ ở Arab Saudi. Arab Saudi là quốc gia cực khắt khe về luật xuất nhập cảnh nên việc du lịch tại đây khá khó khăn. Trước năm 2018, chỉ có người hành hương, doanh nhân, người thăm thân nhân mới được cấp visa, và phụ nữ bắt buộc phải đi cùng một người đàn ông mới được tới đất nước này. Visa du lịch đến nay chỉ được cấp cho du khách từ một số quốc gia, kèm theo nhiều yêu cầu và hạn chế về công ty lữ hành và khách sạn.
Không dễ để được cấp visa du lịch ở Arab Saudi.
Đã là bí ẩn, việc nghiên cứu và tham quan khối đá lại càng khó hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Khách sạn làm bằng muối duy nhất trên thế giới không ngại nắng mưa nhưng không thể chấp nhận hành vi này của du khách
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt