Mua chiếc hũ giá bèo về bỏ xó, 52 năm sau phát hiện là bảo vật hơn 470 tỷ đồng
Cá có khát nước không khi sống trong môi trường nước? / Bắc Cực hay Nam Cực lạnh hơn?
Trong Thế chiến I, Van Hemert, một nam tước Hà Lan được cử tới Bắc Kinh đóng quân với tư cách là Tư lệnh Vệ binh Hà Lan. Nhiệm vụ của ông là chịu trách nhiệm về an ninh của các đặc phái viên của Đức, Áo và Hungary tại Trung Quốc. Vào thời điểm đó, mọi thứ đều rất an toàn ở Trung Quốc. Hemert là người rất thích sưu tập đồ cổ. Ông thường lui tới các khu chợ bán đồ cổ ở Bắc Kinh để mua các món cổ vật.
Vào một ngày năm 1913, khi đang đi dạo trong khu chợ đồ cổ, Hemert bất chợt bị thu hút bởi một món đồ sứ. Đó là một chiếc hũ sứ Thanh Hoa. Lần đầu tiên nhìn thấy món cổ vật này, Hemert nghĩ rằng nó là đồ sứ thuộc thời nhà Minh. Vì vậy, ông đã bỏ ra 10 đồng tiền đại dương (tương đương 30.000 đồng hiện nay) để mua bình sứ này.
Tuy nhiên, Hemert không coi trọng món đồ sứ này. Ông và con cháu vẫn luôn dùng nó như một đồ đựng vật dụng trong nhà. Mãi cho tới đầu những năm 1960, hậu nhân của Hemert mang hũ sứ này tới gặp một chuyên gia khảo cổ để nhờ giám định. Lúc đó, vị chuyên gia này cũng nhận định đây là món đồ sứ Thanh Hoa thời Minh – Thanh.
Năm 1968, cuộc triển lãm có tên “Nghệ thuật Trung Hoa dưới thời Mông Cổ cai trị” được tổ chức tại bảo tàng nghệ thuật Cleveland. Các chuyên gia của bảo tàng tới gặp gia đình của ông Hemert, họ mới nhận ra giá trị của hũ sứ kia. Hóa ra, nó là một hũ sứ Nguyên thanh hoa vô cùng hiếm có.
Bên trên hũ sứ này chính là tác phẩm “Quỷ cốc tử hạ sơn đồ” được đánh giá là cực phẩm truyền thế hiếm thấy của sứ Thanh Hoa.
Câu chuyện này xuất phát từ bức họa nổi tiếng triều Nguyên "Nhạc nghị đồ tề thất quốc xuân thu hậu tập". Nội dung của nó kể về thời kỳ giao tranh giữa nước Tề và nước Yên. Khi đó, Tôn Tẫn bị nước Yên giam cầm, sư phụ của ông là Quỷ Cốc Tử đã ngồi trên chiếc xe do một con hổ và một con báo kéo để xuống núi ứng cứu học trò.
Điểm đặc biệt của bức họa trên hũ sứ Nguyên Thanh Hoa là tác phẩm này do họa sĩ nổi tiếng vẽ chứ không phải do thợ thủ công thực hiện. Các nét vẽ trên hũ sứ vô cùng sống động, tinh tế. Chính vì thế, giá trị của nó cao hơn nhiều so với các món đồ sứ Thanh Hoa khác.
Trước khi hũ sứ Nguyên Thanh Hoa được đem ra bán đấu giá, các chuyên gia định giá ở mức từ 1 triệu đến 5 triệu bảng. Còn Liên Hoài, một chuyên gia khảo cổ người Trung Quốc lại cho rằng mức giá của hũ sứ này lên tới 6 triệu đến 8 triệu bảng.
Thế nhưng, hũ sứ Nguyên Thanh Hoa “Quỷ Cốc Tử hạ sơn đồ” đã bán được với mức giá 14 triệu bảng tại một cuộc đấu giá diễn ra tại nhà đấu giá Christie, ở London vào năm 2005. Sau khi tính thêm tiền thuế và các khoản khác, tiền đấu giá chiếc hũ sứ lên tới 15,688 triệu bảng (tương đương hơn 470 tỷ đồng).
Tại thời điểm đó, giá bán của hũ sứ này đã tạo ra kỷ lục đấu giá cao nhất của nghệ thuật Trung Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ