Mục sở thị loài rắn độc nhất thế giới
Điều kỳ thú ở loài cá nhìn như rắn, có ở Việt Nam / 7 loài rắn nhìn sợ... nhưng vô hại với người
Đặc điểm
Taipan nội địa thay đổi màu sắc theo mùa. Trong mùa hè, nó có màu rơm và đổi thành nâu sẫm vào mùa đông. Đó là kết quả của việc thích nghi với khí hậu khắc nghiệt mà nó sống và cho phép điều chỉnh nhiệt độ cơ thể thích hợp thông qua việc thay đổi mức độ hấp thụ ánh sáng mặt trời. Chiều dài trung bình của Taipan là 1,8 mét nhưng nó có thể lên tới 2,5 m.
Mặc dù rắn Taipan có nọc độc độc nhất được khoa học biết đến, nhưng cái tên “rắn hung dữ” chỉ mô tả về nọc độc của nó chứ không phải là hành vi. Loài rắn này cực độc, nhưng nó cũng rất nhút nhát và gần như luôn chạy trốn khi gặp nguy hiểm. Rắn Taipan thường sống đơn độc.
Chế độ ăn
Taipan nội địa hầu như chỉ ăn các động vật có vú nhỏ. Chuột là thực phẩm yêu thích của nó.
Sinh sản
Rắn taipan nội địa.
Sự sinh sản của loài rắn này phụ thuộc vào số lượng quần thể chuột. Vào những thời điểm thuận lợi khi số lượng chuột tăng lên, những kẻ săn mồi này cũng sinh sản nhiều hơn theo tỉ lệ thuận. Một con cái thường đẻ từ 12 đến 20 quả trứng.
Nọc độc độc nhất loài người từng biết đến
Liều gây chết (LD) là thước đo độc tính của một chất nhất định. LD50 ( liều gây chết một nửa cá thể) có thể có giá trị khác nhau tùy thuộc vào kỹ thuật ứng dụng (bằng đường uống, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, qua đường hô hấp).
Lượng nọc độc tối đa trong một lần cắn là 100 mg. Điều này có nghĩa là một nhát cắn duy nhất có thể giết chết 100 người trưởng thành. Nọc độc phát huy độc tính 45 phút. Tuy nhiên, con người rất hiếm khi bị rắn taipan cắn và nhiều người nhập viện sau khi bị cắn như vậy vẫn sống sót.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 'Đi lạc' vào ổ ong bắp cày, rắn hổ mang chúa nhận cái kết tan xương nát thịt
CLIP: Sư tử trổ tài săn 'kẻ bố đời' rồi nhận cái kết khó tin
Gia đình đặc biệt nhất Việt Nam có vợ và chồng đều là tướng nổi tiếng, trụ cột đất nước một thời
CLIP: Ỷ đông bắt nạt lửng mật, 3 con báo nhận ngay cái kết bẽ mặt
Việt Nam sở hữu loài cây hiếm có khó tìm nhất thế giới, nhiều người bản địa cũng chưa từng được thấy
Thanh bảo kiếm cõi âm mang 'lời nguyền chết chóc' của Hoàng đế Càn Long, mất 10 năm mới hoàn thành
Rắn taipan nội địa.