Mưu kế của Bàng Thống vạch trần 3 lỗi chí mạng của Lưu Bị, phí nửa đời người mới nên cơ đồ
Ai là người Lưu Bị tín nhiệm nhất trong ngũ hổ tướng? / Lưu Bị có "Ngũ hổ tướng", Tào Tháo có "Ngũ tử tướng", Tôn Quyền có gì trong tay mà tạo được thế chân vạc lẫy lừng thời Tam Quốc?
Trong số các vị quân chủ nổi danh Tam Quốc, Hoàng đế Thục Hán Lưu Bị vẫn là một nhân vật gây rất nhiều tranh cãi.
Không ít người cho rằng, cách làm người của Lưu Bị đáng quý như chính ngọn cờ nhân nghĩa mà cả đời ông đã giương cao. Thế nhưng có ý kiến cũng khẳng định, Lưu Bị thực chất không phải quân tử mà là một gian hùng giỏi ngụy trang.
Tuy nhiên dù có đánh giá khắt khe tới đâu thì hậu thế cũng không thể phủ nhận một sự thật rằng, Lưu Huyền Đức chứng là vị quân chủ gây dựng cơ ngơi sự nghiệp bằng hai bàn tay trắng.
Từ một thiếu niên sống bằng nghề đan giày dệt chiếu, ông đã vươn lên trở thành chư hầu làm chủ Kinh Châu, Ích Châu, sau đó tại Thành Đô xưng đế, làm nên một đời kiêu hùng.
Dù vậy khi nhìn lại cuộc đời của vị quân chủ họ Lưu ấy, không khó để nhận ra ông đã tốn mất nửa cuộc đời mới gây dựng được sự nghiệp.
Từ khi tham gia khởi binh chinh phạt Khăn Vàng vào năm 184, Lưu Bị trong 24 năm sau đó đã phải lang bạt khắp nơi, nương nhờ đủ mọi thế lực, tới tận năm 208 khi đánh bại Tào Tháo và có được đất Kinh Châu thì sự nghiệp của ông mới được xem là khởi sắc.
Tại sao một người có hùng tâm tráng trí từ thuở thiếu niên và khởi binh lập nghiệp sớm như Lưu Bị lại mất tới nửa đời long đong tới vậy?
Nửa đời long đong và giai đoạn "bất đắc chí" của Lưu Bị trong buổi đầu gây dựng sự nghiệp
Lưu Bị (161 – 223) là một vị thủ lĩnh quân phiệt, hoàng đế khai quốc nước Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Nếu đánh giá một cách công bằng về xuất thân của Lưu Huyền Đức, không khó để nhận thấy ông là người không có thứ vốn liếng gì quý giá ngoài danh hiệu tôn thất vốn đã chẳng còn cách nào kiểm chứng thực hư.
Dù vậy, Lưu Bị lúc sinh thời không có bệ đỡ vững chắc như Tào Mạnh Đức – người đến từ một gia tộc mấy đời đều làm quan cao, nhà cửa chẳng thiếu tư tài.
Khi còn niêu thiếu, vị quân chủ họ Lưu ấy thậm chí đã từng có thời gian phải mưu sinh bằng nghề đan giày, dệt chiếu.Thế nhưng nếu nói về bối cảnh xuất thân, thứ quý giá nhất mà ông có được lại là một người mẹ hết lòng vì mình. (Theo Sina).
Năm Huyền Đức lên 14 tuổi, mặc dù gia cảnh nghèo đến thảm thương, mẹ ông vẫn dốc cạn vốn liếng, tìm đủ mọi cách đưa Lưu Bị tới chỗ danh sĩ Lư Thực để bái sư học đạo.
Đây cũng là cơ hội giúp Lưu Huyền Đức trở nên thân thiết vớicácbằng hữu có xuất thân cao quý. Họ đều là những quý nhân phù trợ cho ông vào buổi đầu gây dựng sự nghiệp, mà tiêu biểu trong số đó chính là Công Tôn Toản.
Mặc dù có hùng tâm tráng chí từ thuở trẻ và khởi binh từ rất sớm, thế nhưng Lưu Bị vẫn mất tới nửa đời người mới có thể tạo dựng được căn cơ để xây dựng sự nghiệp.
Theo đánh giá của Sina, sau khi xuất môn, Lưu Bị dù không trở thành mộ hủ Nho nhưng lại bắt đầu ao ước có được một cuộc sống quý tộc. Đây có lẽ vốn là ảnh hưởng của nhiều năm kết giao với những bằng hữu có xuất thân danh giá.
Không dừng lại ở đó, ông còn làm quen với nhiều hào kiệt và các nhân vật có danh vọng khác.Về tài quảng giao này, Lưu Bị có nhiều nét giống với tổ tiên của ông là Lưu Bang – vị Hoàng đế khai quốc của nhà Hán.
Năm 184, khởi nghĩa Khăn Vàng nổi dậy, triều đình hiệu triệu hào hiệp các nơi khởi binh trấn áp. Bấy giờ, Lưu Bị nhờ vào sự trợ giúp đắc lực từ phía Tô Song mà có được một nhóm người tham gia dẹp loạn.
Sau cuộc chiến ấy, ông được trao tặng danh hiệu Huyện úy An Hỉ. Mặc dù chỉ là một chức quan rất nhỏ, nhưng sự kiện ấy cũng được coi như cột mốc đánh dầu con đường bắt đầu sự nghiệp của Lưu Huyền Đức.
Lưu Bị đã từng hai lần từ bỏ chức quan huyện trước khi về đầu quân cho thế lực chư hầu của Công Tôn Toản.
Kể từ sau khi dẹp loạn Khăn Vàng, Lưu Bị đã trải qua một quãng thời gian làm nhiều chức quan nhỏ ở mấy địa phương. Cuối cùng, ông đã quyết định đầu quân cho Công Tôn Toản và tạo lập được một chút ít căn cơ tại huyện Bình Nguyên.
Bấy giờ, thành tựu của buổi đầu gây dựng sự nghiệp đối với Lưu Bị mà nói cũng xem như không quá tệ. Ngay tới Tướng quốc Bắc Hải là KhổngDung cũng biết đến danh tiếng nhân nghĩa của "tiểu nhân vật" này, thậm chí còn từng thỉnh cầu ông đem quân cứu viện tới chỗ mình.
Không lâu sau đó, Lưu Bị lại nhận được sự tán thưởng sâu sắc của Từ Châu mục Đào Khiêm. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp ông có cơ hội tiếp quản Từ Châu vào năm 194để vươn lên trở thành chư hầu cai quản cả một vùng đất rộng lớn.
Tuy nhiên sau đó, một Lưu Huyền Đức luôn giương cao ngọn cờ nhân nghĩa đã đưa ra quyết định sai lầm vì chính sự tốt bụng của mình khi mềm lòng chứa chấp kẻ phản trắc Lữ Bố.Hậu quả của sự việc này chính là mảnh đất đặt chân mà Lưu Bị vất vả mới có được đã bị Lữ Phụng Tiên hớt tay trên một cách trắng trợn.
Từ sau khi mất đi Từ Châu, Lưu Huyền Đức đã phải lưu lạc khắp nơi, nương nhờ vào đủ các thế lực chư hầu như Tào Tháo, Viên Thiên, Lưu Biểu và mất tới cả thập kỷ nhưng vẫn chưa có nổi một địa bàn nào cho riêng mình.
Phải tới năm 208 sau chiến thắng tại trận Xích Bích, Lưu Bị mới có được Kinh Châu. Thế nhưng khi đó vị quân chủ này cũng đã sắp bước vào tuổi ngũ tuần - độ tuổi bị xem là quá muộn để gây dựng cơ đồ trong thời cổ đại.
Mưu kế của Bàng Thống hé lộ những nhược điểm chí mạng khiến Lưu Bị không thể phất lên trong suốt mấy thập kỷ
Dù giương cao ngọn cờ nhân nghĩa từ buổi đầu gây dựng sự nghiệp và có được sự giúp sức của không ít nhân tài, nhưng sự thực là Lưu Bị đã có một khoảng thời gian dài long đong và còn đổi chủ tới mấy lần.
Lý giải về nguyên nhân khiến Lưu Huyền Đức chìm trong 10 năm "bất đắc chí", Bàng Thống sau này cũng đã từng chỉ rõ.
Công nguyên năm 211, Lưu Bị dẫn theo Bàng Thống tiến vào Tây Xuyên và quyết định kết đồng mình cùng Lưu Chương để chống lại Trương Lỗ.
Bấy giờ, mưu sĩ họ Bàng có hiến một kế, đó là đánh lén và hạ sát Lưu Chương ngay trong tiệc rượu, từ đó chiếm cứ Ích Châu mà không hao binh tổn tướng.
Thế nhưng Lưu Bị lại thẳng thừng từ chối vì cho rằng mình mới đến Ích Châu, chưa tạo được ân đức lại chưa có uy tín đối với dân chúng nên không thể làm ra hành động như vậy.
Quyết định này cũng được cho là phù hợp với tôn chỉ lấy nhân nghĩa làm đầu – ngọn cờ mà ông đã giương cao từ lúc mới lập nghiệp.
Thế nhưng thực tế, chính quyết định trên đã thể hiện ba nhược điểm chí mạng khiến Lưu Huyền Đức phải lao đao tới nửa cuộc đời mới có thể gây dựng sự nghiệp. Đó chính là ham hư vinh, thiếu tài ứng biến và bảo thủ, cứng nhắc. (Theo Sina)
Việc Lưu Bị không tán thành kế hoạch của Bàng Thống đã vô tình vạch trần ra những nhược điểm chí mạng khiến ông dù mất tới nửa đời người nhưng cũng chưa thể phất lên.
Trong tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa", chi tiết này đã được đưa vào hồi thứ 60 và 61.Theo đó, khi bàn về âm mưu chiếm lấy Ích Châu, Lưu Bị từng tỏ ra không nỡ vì đây là mảnh đất của Lưu Chương – một người đồng tộc với ông trong tôn thất nhà Hán.
Mặc dù Pháp Chính đã từng nhấn mạnh Ích Châu như "kho tàng của trời" và đồng ý dốc lòng giúp đỡ nếu Lưu Huyền Đức muốn đánh chiếm cứ điểm này, thế nhưng vị quân chủ họ Lưu ấy vẫn còn rất do dự.
Bấy giờ, Bàng Thống đã đứng ra nói:
"Việc đáng quyết mà không quyết thì gọi là kẻ ngốc. Chúa công là người cao minh mà sao cũng hồ nghi lắm thế?".
Lưu Bị khi đó đã đưa ra không ít đạo lý để thể hiện cách hành xử nhân nghĩa của mình:
"Ta đánh nhau với Tào Tháo, khác nào nước địch với lửa. Tháo vội vàng, ta thư thả; Tháo bạc ác, ta nhân từ; Tháo dối trá, ta thật thà; việc gì ta cũng phải khác với Tháo thì mới thành công. Nếu vì một chút lợi nhỏ mà bỏ cả tín nghĩa thiên hạ, ta không nỡ làm".
Trước lý lẽ ấy, Bàng Thống đã thẳng thắn chỉ ra nhược điểm chí mạng của chúa công:
"[…], đương lúc loạn lạc này, phép dùng binh tranh thế mạnh, không chỉ có một lối. Nếu cứ cố chấp, thì một bước cũng không đi được, phải ứng biến mới xong! Lấy sáng đánh tối, lấy thuận đánh nghịch, đó là cái đạo của vua Thang, vua Vũ ngày xưa diệt Kiệt, Trụ vậy!".
Tới trước khi buổi tược rượu diễn ra, Bàng Thống cũng đã hiến kế để hạ sát Lưu Chương, chiếm thành Ích Châu mà không đổ máu. Thế nhưng Lưu Bị vẫn không nỡ, vị quân sư họ Bàng khi đó liền nói:
"[…] Ngài vượt suối trèo đèo, ruổi rong quân mã, mới đến được đây, tiến lên thì thành công mà rút lui thì vô ích, cứ dùng dằng mãi thì thật là thất sách".
Từ những chi tiết được xây dựng dựa vào các sự thật lịch sử, La Quán Trung trên đây đã mượn hình tượng của Bàng Thống để chỉ những nhược điểm chí mạng của Lưu Bị là ham hư vinh, thiếu tài ứng biến, lại rất mực bảo thủ, cứng nhắc.
Mặc dù được nhiều người đánh giá là bậc quân chủ coi trọng nhân nghĩa và có cách hành xử của bậc quân tử, nhưng tính cách và con người của Lưu Bị cũng đã từng nhận về không ít ý kiến trái chiều.
Trong thực tế lịch sử, việc Lưu Bị không nghe theo mưu kế của Bàng Thống đã khiến ông bỏ lỡ mất thời cơ ngàn năm có một.
Kết quả là sau đó Lưu Chương trở mặt, Lưu Bị vẫn đem quân đi công chiếm Ích Châu. Thế nhưng để có được mảnh đất ấy, ông không những phải hao binh tổn tướng nặng nề mà còn mất đi quân sư Bàng Thống – cánh tay đắc lực trong sự nghiệp bình thiên hạ.
Mặc dù từng giương cao ngọn cờ nhân nghĩa ngay từ buổi đầu, thế nhưng chính sự bảo thủ đã trở thành lý do khiến Lưu Huyền Đức năm xưa mất Từ Châu vì mềm lòng chứa chấp Lữ Bố.
Thái độ của ông khi đứng trước thế lực Lưu Chương cũng tương tự như vậy. Bởi vào thời điểm bấy giờ, ông đã có trong tay Kinh Châu, nghiệp bá đã thành, vốn không còn ở thời kỳ đầu gây dựng sự nghiệp, do đó không nhất thiết phải cố chấp theo đuổi cái danh nhân nghĩa mà buông tha cơ hội ngàn năm có một.
Và có lẽ đúng như nhận định của La Quán Trung trong "Tam Quốc diễn nghĩa", chính những nhược điểm chí mạng như ham hư vinh, thiếu sự nhanh nhạy và thái độ bảo thủ đã từng là nguyên nhân khiến Lưu Bị lao đao tới gần nửa đời người.
Nếu có thể ứng biến một thức thời hơn trước những biến cố trong giai đoạn loạn lạc, Lưu Bị chắc chắn đã không mất tới nửa đời lang bạc và đi nương nhờ khắp các thế lực chư hầu.
Thiết nghĩ nếu như năm xưa Lưu Huyền Đức có thể đứng vững ở Từ Châu ngay từ đầu, thì rất có thể sau đó ông đã nhanh chóng có đủ thực lực để chống lai Tào Tháo.
Tương tự như vậy, nếu vị quân chủ này bỏ qua sự bảo thủ để nghe theo mưu kế của Bàng Thống, nhẹ nhàng chiếm lấy Ích Châu mà không tốn lấy một binh tốt, thì cơ nghiệp Thục Hán sau đó chắc chắn sẽ được lịch sử viết theo một cách khác.
Thế nhưng sau cùng, Lưu Bị vẫn quyết định hành động theo chủ trương nhân nghĩa mà mình đã đề ra ngay từ đầu.
Và dù có bị đánh giá là bậc quân tử trọng tình nghĩa hay là kẻ ham hư vinh, thiếu cơ mưu, thì việc ông kiên trì giương và giữ vững ngọn cờ nhân nghĩa ấy đến cuối cùng âu cũng là điều xứng đáng để hậu thế ca tụng.
*Dịch từ báo nước ngoài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?