Mỹ giải mật hồ sơ về căn cứ hạt nhân Dimona của Israel
Dấu chân khủng long trên đất nước Mỹ / Mỹ nhân đột tử bí ẩn trong đêm, Càn Long day dứt dành cả phần đời còn lại tưởng nhớ
Một số người trong chính phủ Mỹ tin rằng ngay từ đầu, nó (Dimona) đã nhắm đến phát triển các khả năng vũ khí. Chính phủ Mỹ gây áp lực buộc người Israel phải trả lời những câu hỏi trọng tâm về bản chất của dự án Dimona.
Một số tình tiết đáng lưu tâm trong các tài liệu tình báo mới được giải mật, gồm:
1. Thỏa thuận bí mật Israel – Na Uy vào tháng 6 năm 1959, trong đó Na Uy sẽ bán nước nặng cho Israel (thông qua Anh làm trung gian), thỏa thuận được thực hiện bởi viên chức Richard Kerry (cha của Ngoại trưởng John Kerry) tại Đại sứ quán Oslo;
2. Các báo cáo khai thác thông tin từ giáo sư kỹ thuật hạt nhân Henry Gomberg của Đại học Michigan, người biết rằng Israel có một dự án lò phản ứng hạt nhân bí mật liên quan đến các thí nghiệm với plutonium;
3. Một quan chức giấu tên thân cận với Thủ tướng Ben-Gurion cho rằng Dimona là "một sai lầm ngốc nghếch của Israel";
4. Các báo cáo của Đại sứ Mỹ, Ogden Reid, xoay quanh những cuộc trò chuyện với Thủ tướng Ben-Gurion;
5. Một bức thư của Bộ Ngoại giao Mỹ gửi tới đại sứ quán Mỹ ở Tel Aviv thể hiện sự bực tức khi cho rằng người Israel có "thái độ thiếu chân thành";
6. Các thông điệp về vai trò của IAEA trong việc thanh sát và bảo vệ Dimona.
Nhận thức muộn màng của Mỹ về dự án Dimona
Đầu thập niên 1960 khi nhiệm kỳ Tổng thống Dwight D. Eisenhower sắp mãn hạn, chính phủ Mỹ bất ngờ khám phá ra rằng Israel với sự hỗ trợ của người Pháp đã bí mật cho xây dựng một lò phản ứng hạt nhân nằm gần Dimona (hoang mạc Negev) mà có thể trao cho nhà nước Do Thái sự tự chủ về vũ khí hạt nhân.
Với người Mỹ, sự khó chịu lớn nhất là hầu hết giới chức lãnh đạo Israel đều đưa ra những câu trả lời lấp lửng, quanh co trước các câu hỏi của Mỹ về dự án Dimona. Phản ứng với sự ngờ vực của giới chức Mỹ, người Israel đại khái chỉ nói rằng họ đang xây dựng một nhà máy dệt.
Thời điểm mọc lên "nhà máy dệt" vẫn là một tình tiết khá mơ hồ. Người Mỹ bắt đầu hồ nghi khi vào tháng 9 năm 1960, trong lúc trực thăng chở đại sứ Mỹ Ogden Reid và các nhân viên của ông khi bay qua địa điểm xây dựng, ông Reid (hoặc ai đó trong đoàn) hỏi công trình bên dưới là gì, thì người dẫn đoàn là Addy Cohen (quan chức của Bộ Tài chính Israel) đáp: "Chỉ là nhà máy dệt thôi mà".
Giáo sư kỹ thuật hạt nhân Henry Gomberg của Đại học Michigan, người biết rằng Israel có một dự án lò phản ứng hạt nhân bí mật liên quan đến các thí nghiệm với plutonium. Ảnh nguồn: NSARCHIVE.
Tới tháng 12 năm 1960, khi vấn đề Dimona được phơi bày công khai thì Addy Cohen đành phải khai thật: "Thời điểm đó chúng tôi buộc phải nói khác. Chúng tôi đã hành xử sai khi giữ kín bí mật về Dimona", nhưng kèm biện minh "chỉ nhằm răn đe các nước láng giềng Arab".
Những tài liệu giải mật cho thấy chính quyền Tổng thống Eisenhower có biết về dự án lò phản ứng bí mật này. Theo một báo cáo đặc biệt (SNIE 100-8-60 số ra ngày 8 tháng 12 năm 1960) thì "Israel đang xây dựng một phức hợp lò phản ứng hạt nhân trong hoang mạc Negev nằm gần Beersheba" và "sản xuất plutonium cho chế tạo vũ khí".
SNIE ước tính rằng "Israel sẽ sản xuất một số plutonium đạt cấp độ vũ khí trong 2 năm 1963-1964 và có khả năng là vào đầu năm 1962". Một phần lớn tài liệu SNIE hiện vẫn đang phân loại. Một số phần trong cuộc họp của Tổng thống Eisenhower và các cố vấn cao cấp vào ngày 19 tháng 12 năm 1960 nhằm thảo luận về vấn đề Dimona vẫn đang tiếp tục được phân loại.
Việc chính quyền Eisenhower "khám phá" ra bí mật Dimona vào những tháng cuối năm 1960 là rất đỗi muộn màng khi nó diễn ra hơn 5 năm kể từ sau khi Israel thực hiện một cam kết bí mật quốc gia để tạo ra một chương trình hạt nhân nhằm cung cấp một lựa chọn sản xuất vũ khí hạt nhân; hơn 3 năm sau khi Israel ký thỏa thuận hạt nhân toàn diện bí mật với Pháp; và 2 năm sau khi nhà nước Do Thái bắt đầu đào móng và xây dựng ồ ạt tại Dimona.
Israel muốn thoát khỏi sự kiềm chế của Mỹ
Các nhà quan sát lập luận rằng nếu Mỹ phát hiện ra dự án Dimona từ 2 năm trước đó hay sớm hơn 1 năm thì Israel sẽ không bao giờ đạt được năng lực hạt nhân của mình. Và nếu Mỹ sớm gây áp lực chính trị với 2 nhà cung cấp Pháp và Na Uy thì dự án Dimona không có cửa để tồn tại.
Các tài liệu tình báo cho thấy chính quyền Eisenhower tức sôi máu như thế nào khi biết về dự án Dimona, cũng như Washington đã phản ứng thận trọng đến thế nào khi phát hiện nó.
Với các bằng chứng thu thập được, người Mỹ tin rằng Dimona hướng tới sản xuất plutonium với tiềm năng vũ khí gây ra nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân nghiêm trọng. Chính quyền Eisenhower chọn cách không đối đầu mà thận trọng đi tìm những câu trả lời: Dimona và ý đồ của Israel; Khuyến khích Israel chấp nhận giới khoa học Mỹ và IAEA bảo vệ cho Dimona nhằm hạn chế tự do hành động của nhà nước Do Thái.
Nhưng dự án Dimona phải hiểu đúng như thế nào? Năm 1955, ngay sau khi David Ben-Gurion trở thành thủ tướng cũng như Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Israel, ông đã đề ra một sáng kiến bí mật rằng Israel có thể tự chủ động xây dựng cơ sở hạ tầng hạt nhân nhằm sản xuất chất nổ hạt nhân. Ben-Gurion đã giao trọng trách nặng nề cho viên trung úy Shimon Peres (khi đó 32 tuổi, người sau đó giữ chức Tổng cục trưởng của Bộ Quốc phòng).
Từ năm 1955 đến năm 1958, Shimon Peres đã biến ý tưởng của ông Ben-Gurion từ mơ hồ thành sự thật. Giáo sư David Ernst Bergmann (nhà hóa học kiêm khoa học hạt nhân Israel) chỉ ra rằng Israel không đủ năng lực để tự sản xuất plutonium mà phải bắt buộc tìm một nhà cung cấp nước ngoài, đơn vị có thể cung cấp gói hạt nhân toàn diện và phù hợp với chương trình định hướng vũ khí.
Có 3 nước được xem là những nhà cung cấp cho Israel: Mỹ, Pháp và Na Uy, và có thể là Anh. Thời điểm năm 1958, Israel đi đến quyết định Pháp sẽ là nhà cung cấp nước ngoài, Na Uy sẽ cung cấp nước nặng và cả dự phòng nếu quân bài Pháp gặp sự cố, và Mỹ sẽ cung cấp gói hòa bình nho nhỏ dưới chiêu bài "Nguyên tử hòa bình" để ngụy trang cho toàn bộ dự án.
Sau rốt, bí mật xoay quanh Dimona cốt yếu là nhằm chống lại Mỹ. Kể từ thời điểm ra đời Kế hoạch Baruch vào năm 1946, Mỹ là quốc gia cực lực phản đối phổ biến hạt nhân. Washington đã thành lập IAEA vào năm 1957 cùng năm thỏa thuận Dimona được ký kết, nhằm tạo ra một hệ thống tự vệ quốc tế. Nếu bí mật Dimona bị phát giác, Mỹ sẽ gây sức ép lên Pháp để chấm dứt dự án.
Ông Addy Cohen (trái) với ông Teddy Kollek (chủ tịch Văn phòng thủ tướng Israel, sau đó là Thị trưởng Jerusalem). Ảnh nguồn: NSARCHIVE.
Mối "quan hệ" hạt nhân của Israel
Ngày 12 tháng 7 năm 1955, Israel là nước thứ 2 ký với Mỹ một thỏa thuận chung về hợp tác hạt nhân vì mục đích hòa bình dưới tên gọi "Nguyên tử vì hòa bình. Trong các giai đoạn 1955-1956, Chủ tịch IAEC, Ernst David Bergmann hình dung xem liệu Mỹ có sẵn lòng giúp Israel xây dựng một lò phản ứng nước nặng / uranium thiên nhiên 10 MW.
Tháng 7 năm 1956, ông Bergman gửi một lá thư cho Chủ tịch Ủy ban năng lượng nguyên tử (AEC) Lewis Strauss. Tới tháng 9 cùng năm, AEC phản hồi rằng ý định của Israel có thể làm được nhưng phải thông qua một thỏa thuận điện hạt nhân song phương và đòi hỏi phải có thêm thỏa thuận bảo vệ nghiêm ngặt hơn so với hiệp định nghiên cứu đã ký từ năm 1955.
Đến năm 1957, Israel quay lại nhờ Mỹ hỗ trợ cho việc xây dựng lò phản ứng dạng bể bơi nhỏ 1 MW do hãng American Machines and Foundry (AMF) Atomics thiết kế. Cuối cùng vào ngày 19 tháng 3 năm 1958, Israel ký hợp đồng với AMF. Công trình xây dựng lò phản ứng tại Soreq bắt đầu vào tháng Giêng năm 1958 và chịu sự bảo vệ của IAEA ngay từ giữa thập niên 1960.
Đầu năm 1956, khi mối quan hệ quân sự Pháp – Israel được tăng cường thì ông Shimon Peres cho rằng Pháp có thể trở thành nhà cung cấp hạt nhân nước ngoài cho Israel. Tới tháng 9 năm 1956, Ủy ban năng lượng nguyên tử Pháp (FAEC) và IAEC cùng đạt được thỏa thuận bán lò phản ứng quy mô nhỏ EL cho Israel. Tháng 10 cùng năm, sự kiện kênh đào Suez khiến cho thỏa thuận hạt nhân song phương đạt tầm chính trị cao nhất.
Trước tiên, người Pháp muốn nỗ lực trở thành cường quốc hạt nhân nên đã nhất trí hỗ trợ cho Israel. Lò phản ứng nhỏ EL-102 trao cho Israel trong mùa Thu năm 1956 tương tự như lò phản ứng thử nghiệm EL3 18 MW ở Saclay.
Sau một năm thảo luận và đàm phán căng thẳng ở Pháp, cuối cùng vào ngày 30 tháng 10 năm 1957, Shimon Peres đã ký được gói lắp đặt hạt nhân Dimona (bao gồm hỗ trợ kỹ thuật và phần cứng). Trước tin đồn lan rộng về hợp tác hạt nhân Pháp - Israel từ đầu năm 1958, giới chức đại sứ quán Mỹ báo cáo về lò phản ứng thử nghiệm, nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ cũng không điều tra thêm.
Ngay từ năm 1955, Chủ tịch IAEC, Ernst David Bergmann đã đề xuất với chính phủ về việc mua 20 tấn nước nặng giá rẻ. Ngoài lãnh thổ Mỹ chỉ có công ty Norsk Hydro của Na Uy là nhà sản xuất nước nặng sẵn có. Đầu năm 1956, Israel vừa ướm lời Mỹ vừa làm việc với Na Uy thông qua các kênh chính trị chính thức.
Khoảng tháng 8 năm 1956, ông Bergmann biên thư cho người bạn Gunnar Randers (Giám đốc Viện năng lượng nguyên tử Na Uy, NIAC) với đề nghị mua 10 tấn nước nặng. Trong 2 năm đàm phán với Na Uy (1957-1958) về vấn đề mua nước nặng, thì cũng là lúc thỏa thuận Dimona được đàm phán và ký kết.
Nước nặng được vận chuyển trực tiếp từ Anh đến Israel mà không cần cơ chế bảo vệ khi việc này để phía Na Uy lo. Đến ngày 25 tháng 2 năm 1959, Na Uy và Israel cùng trao đổi tài liệu về bán / mua nước nặng và cam kết vì hòa bình. Vài tháng sau đó, Bộ Ngoại giao Na Uy (NFM) báo cáo cho đại diện AEC ở Mỹ về thỏa thuận song phương có bao gồm bảo vệ và quyền thanh sát.
Cơ sở hạt nhân Dimona trong hoang mạc Negev (Israel). Ảnh nguồn: TehranTimes.
Tiết lộ vềThủ tướng BenGurion
Có một thách thức khó xử trong nhiệm kỳ của ông Eisenhower: làm thế nào có thể phản ứng công - tư ổn thỏa đối với thách thức trong các mối quan hệ Mỹ - Israel và Mỹ - Pháp liên quan đến dự án Dimona? Làm thế nào để cân bằng mối quan hệ phổ biến hạt nhân của Israel đối với phần còn lại quan hệ Mỹ- Israel?
Việc dự án Dimona bị lộ cũng đặt Israel, mà cụ thể là Thủ tướng Ben-Gurion rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: Phải đối phó ra sao? Câu hỏi đặt ra là Israel nên chọn cách nói thật hay vẫn tiếp tục dùng hư chiêu? Và Ben-Gurion chọn hư chiêu khi tuyên bố rằng Dimona là một dự án khoa học dân sự thuần túy, hoặc đào tạo cách dùng điện hạt nhân để phát triển kinh tế.
Đối với ông Ben-Gurion thì chiến lược mơ hồ có 2 lợi ích ngắn hạn: giảm sự tức giận từ Mỹ và tránh một cuộc đối đầu công khai với Washington; đồng thời xoa dịu tình hình trong nước và khu vực nói chung.
Tuân theo chính sách tránh đối đầu nên các quan chức Nhà Trắng đã tìm cách "xoa dịu" nhiều cơ quan bao gồm CIA nhằm đảm chắc rằng không ai cắt viện trợ cho Israel.
Tiếp sau dự án Dimona, cùng lúc 3 chính quyền Mỹ gồm Kennedy, Johnson và Nixon chọn cách không đối đầu trực tiếp. Cuối cùng trong một sự mặc cả với Thủ tướng Golda Meir, Tổng thống Nixon đã chấp nhận trạng thái hạt nhân của Israel, miễn là họ giữ bí mật, điều này tạo nên sự mập mờ đến tận ngày nay. Ngay cả CIA cũng từ chối phản hồi việc cho cánh nhà báo tiếp cận hồ sơ SNIE 100-8-60.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ