Thần ưng California chỉ là hạng tôm tép, đây mới là loài chim khổng lồ ở Bắc Mỹ, chỉ tiếc rằng chúng đã tuyệt chủng
Những động vật "cô đơn" nhất thế giới / Những loại ký sinh trùng kỳ lạ nhất trong thế giới động vật phần 2: Biến vật chủ thành những kẻ dị dang
Một hố sâu khổng lồ bất ngờ xuất hiện ở khu vực trung tâm Los Angeles, nhấn chìm nhiều tòa nhà và người dân, thực chất nó là một hố sâu có thể du hành về quá khứ. Đây là cốt truyện của bộ phim truyền hình Mỹ La Brea (2021) được khởi chiếu trên kênh NBC vào ngày 28 tháng 9 năm 2021. Điều thu hút tôi nhất từ bộ phim này không phải là cốt truyện, thay vào đó điểm thu hút chính là những sinh vật cổ đại khác nhau xuất hiện trong đó. Lần xuất hiện đầu tiên không phải là hổ răng kiếm, mà là một loài chim khổng lồ ăn xác thối.
La Brea (Vùng Đất Nguyên Thủy) là bộ phim truyền hình chính kịch của Mỹ được khởi chiếu trên kênh NBC, tập đầu tiên của mùa 1 được phát hành vào ngày 28 tháng 9 năm 2021. Bộ phim được sản xuất và điều hành bởi David Appelbaum.
Câu chuyện kể về một hố sụt khổng lồ mở ra giữa Los Angeles khiến hàng trăm người, xe cộ và các tòa nhà bị rơi xuống. Những người còn sống sót bị mắc kẹt trong một vùng đất nguyên sinh có niên đại khoảng 10000 năm TCN. Khi cuộc sống vốn đang yên bình, sự xuất hiện của hố sụt đã khiến gia đình gồm 4 người bị chia cắt, người cha cố gắng tìm cách cứu con trai và vợ khỏi hố sụt nhưng lại không được cho phép bởi Bộ an ninh nội địa Hoa Kỳ.
Bên dưới hố sụt, để có thể sinh tồn và sống sót, những người từ xa lạ, mang trong mình những bí mật mà không muốn cho người khác biết, họ tạo thành một nhóm hỗ trợ nhau thay phiên canh gác và tìm kiếm thức ăn. Các loài động vật ở Thời kỳ kỷ băng hà cuối cùng xuất hiện: Hổ răng kiếm, Lười đất khổng lồ.. chính là mối đe dọa cho lần sinh tồn đặc biệt đầu tiên trong đời của họ.
Ngay từ hơn 100 năm trước, trong khi các nhà cổ sinh vật học đang dọn dẹp các hóa thạch cổ sinh vật trong hố hắc ín La Brea - La Brea Tar Pits, nhà cổ sinh vật học Loye H. Miller đã vô tình phát hiện ra hóa thạch của một loài chim khổng lồ chưa từng được biết đến trước đó. Sao đó, vào năm 1909, ông đã đặt tên cho loài chim khổng lồ này là Teratornis.
Loye Holmes Miller, là một nhà cổ sinh vật học và nhà động vật học người Mỹ, từng là giáo sư động vật học tại Đại học California, Los Angeles, Đại học California, Berkeley và Đại học California, Davis.
Hóa thạch Teratornis được tìm thấy trong hố hắc ín La Brea. Chúng là một chi của các loài chim săn mồi khổng lồ ở Bắc Mỹ.
Loài chim này được cho là "khổng lồ" vì nó quả thực rất lớn, sải cánh của chúng dài tới 4 mét, khi đứng bằng hai chân trên mặt đất chúng cao khoảng 80 cm, và nặng hơn 15 kg. Nghe về những con số thì có thể nhiều người nghĩ rằng chúng không có gì to lớn cả, nhưng loài chim lớn nhất còn tồn tại trên Trái Đất ngày nay - chim hải âu Diomedea exulans cũng không thể to lớn được như loài Teratornis. Những cá thể chim hải âu Diomedea exulans to lớn nhất từng được biết đến cũng chỉ có sải cánh khoảng 3,5 mét, vì vậy không quá lời khi nói rằng loài chim dị thường này là một "loài chim khổng lồ".
Loài chim có họ hàng gần với Teratornis ở thời hiện đại là loài kền kền California (Gymnogyps californianus), hay còn được gọi là thần ưng California, chúng là loài chim lớn nhất ở Bắc Mỹ hiện nay, với sải cánh dài tới 3 mét.
Thần ưng California là một loài chim thuộc họ Kền kền. Trước đây phổ biến rộng tại khu vực miền núi tại miền tây Bắc Mỹ. Nó là loài chim hiện đại lớn nhất Bắc Mỹ. Loài này sinh sống ở phía bắc Arizona và nam Utah, dãy núi ven biển miền trung và miền nam California, và phía bắc Baja California.
Những con chim Teratornis có đầu to, mỏ là mỏ sừng cứng và có mỏ khoằm - rất thích hợp để cắn xé thịt con mồi, và các loài chim ăn thịt ngày nay cũng có cấu tạo tương tự. Do cái đầu to bất thường của loài chim này, nó có thể nuốt chửng một con thỏ trong một cú đớp. Loài chim Teratornis không chỉ có cái miệng to và khỏe mà đôi mắt của nó cũng rất hữu dụng, nó có thể nhìn rõ các mục tiêu trên mặt đất từ trên không với độ cao rất lớn.
Đầu và cổ của những con chim này cũng có thể không có nhiều lông, tương tự như loài kền kền, đây là đặc điểm của những loài chim ăn xác động vật. Đôi cánh của nó rộng và các chi sau của nó cũng rất khỏe. Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra rằng dù có cơ thể to lớn, nhưng loài chim này lại có thể nhảy và cất cánh trực tiếp bằng chân, thay vì cần phải chạy và cất cánh như những loài chim lớn khác.
Khi những con Teratornis trưởng thành sải cánh, bề mặt cánh của nó có thể lên tới 17,5 mét vuông, có thể sải cánh bay lượn trên không, rất tiết kiệm sức lao động.
Những con chim Teratornis đã xuất hiện cách đây hơn 2 triệu năm và hóa thạch của chúng đã được tìm thấy ở nhiều nơi ở Hoa Kỳ, bao gồm California, Oregon, Nevada, Arizona và Florida. Trong số đó có La Brea Tar Pits được coi là nơi phát hiện nhiều nhất - con số vượt quá một trăm.
Tại sao lại có một loài chim khổng lồ như loài chim Teratornis ở Bắc Mỹ? Câu trả lời đến từ việc từng có một số lượng lớn các loài thú khổng lồ ở Bắc Mỹ, chẳng hạn như voi ma mút, voi răng mấu, bò rừng khổng lồ, v.v ... nên xác của những loài động vật này trở thành bữa ăn ngon cho những loài chim Teratornis. Lối sống của loài chim này có khả năng tương tự như loài kền kền Châu Phi trên thảo nguyên Châu Phi ngày nay, khi phát hiện xác một con vật lớn, nó sẽ kéo bầy đàn đến để xua đuổi những loài ăn xác thối khác và sau đó thưởng thức xác thịt có mùi hôi.
Những con chim Teratornis dựa vào những động vật lớn để tồn tại, và khi những động vật lớn biến mất, chúng cũng sẽ dần biến mất vì không đủ thức ăn. Hơn 10.000 năm trước, với sự dung hợp của khí hậu và sự ảnh hưởng của con người, hầu hết các loài động vật lớn ở Bắc Mỹ đều bị tuyệt chủng, điều này đã dẫn đến sự tuyệt chủng của loài chim này, vì vậy thời gian tuyệt chủng của loài chim này thực sự là rất gần với ngày hôm nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo