Khám phá

Mỹ nhân bị chồng bỏ lại được Càn Long sủng ái, thẻ bài thị tẩm được lật nhiều đến tróc sơn

Mỹ nhân này đã làm điều gì để có được vị trí ái phi của Càn Long dù có lai lịch “không tưởng” như vậy.

Bí ẩn loại xuân dược khiến một thái tử bị phế nhưng Càn Long lại trường thọ / Càn Long sau khi qua đời: Xương cốt ngâm nước bẩn 30 ngày, sọ bị đập nát, vì sao?

Nếu là 1 người hâm mộ các bộ phim cung đấu thời nhà Thanh, Trung Quốc, chắc hẳn đã từng ít nhất 1 lần nghe tới cái tên Hương phi. Đây là 1 vị phi tần rất nổi tiếng với khả năng phát ra mùi thơm từ cơ thể và được vua Càn Long hết mực sủng ái.

Trong những ghi chép sử sách, dàn hậu phi của Càn Long vốn không có ai được gọi là Hương phi. Tuy nhiên, các nhà sử học khẳng định rằng Càn Long đích thực có 1 vị phi tử mang nhiều đặc điểm tương đồng với Hương phi trong truyền thuyết. Đó là ai?

Phi tử độc nhất vô nhị của Càn Long: Từng ‘ly hôn’

Vị phi tử đó được cho là Dung phi Hòa Trác Thị. Hòa Trác Thị vốn xuất thân từ dân tộc Duy Ngô Nhĩ. Nàng được mô tả với rất nhiều đặc điểm khác biệt như: Cơ thể luôn tỏa ra một mùi thơm quyến rũ, là người dân tộc, và hơn cả là, nàng trở thành phi tử của Càn Long dù từng trải qua 1 đời chồng. Vậy, cơ duyên nào khiến Hòa Trác Thị trở thành phi tử của Càn Long?

Hòa Trác Thị lần đầu gặp mặt Càn Long trong một lần cùng anh trai đến kinh thành Bắc Kinh lĩnh thưởng của triều đình Đại Thanh. Trước đó, gia tộc của nàng vốn có công trong cuộc bình định cuộc nổi loạn Đại – Tiểu Hòa Trác, nên được Càn Long triệu hồi vào kinh ban thưởng.

Nổi loạn Đại – Tiểu Hòa Trác: 2 nhà lãnh đạo Hồi giáo nổi tiếng trong lịch sử vùng Tây Bắc, Trung Quốc, có những hành động nổi loạn nhằm phân tách, chia rẽ lãnh thổ Đại Thanh.

Mỹ nhân bị chồng bỏ lại được Càn Long sủng ái, thẻ bài thị tẩm được lật nhiều đến tróc sơn - Ảnh 2.

Hình ảnh Dung phi trên màn ảnh. (Ảnh: Baidu)

Sau cuộc gặp mặt với Càn Long, Hòa Trác Thị đã được vua phong làm Quý nhân. Khi ấy, nàng đã 27 tuổi, và đã từng trải qua 1 đời chồng. Tại sao Càn Long quyết định chọn 1 người phụ nữ như vậy làm phi tử của mình?

Trong thời phong kiến, các bộ tộc du mục (trong đó có dân tộc của Hòa Trác Thị) đều không có quá nhiều thành kiến với những người phụ nữ bị "từ hôn" (bị chồng bỏ). Do đó, anh trai Hòa Trác Thị đã bày tỏ thành ý dâng nàng lên cho vua Càn Long như một biểu hiện của lòng trung thành với Đại Thanh.

Về phía Càn Long, ông cũng muốn hợp nhất các bộ tộc ở Tân Cương, hi vọng họ sẽ không gây nổi loạn như vụ của Đại – Tiểu Hòa Trác, nên đã chấp nhận người phụ nữ này. Nhìn tổng thể có thể nói, đây chính là 1 cuộc liên hôn chính trị.

Lai lịch phức tạp nhưng vẫn được vua yêu

Cứ ngỡ rằng, việc bước chân vào hậu cung của Càn Long với mục đích chính trị thì Hòa Trác Thị sẽ bị vua ngó lơ, lạnh nhạt. Nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại. Mùi hương đặc biệt trên cơ thể Hòa Trác Thị và những tài nghệ của nàng như ca hát, đàn nhạc, bắn cung, cưỡi ngựa đã khiến vua Càn Long phải mê đắm. Chẳng bao lâu sau, Hòa Trác Thị đã được vua phong làm Dung tần, sau đó là Dung phi.

Sự sủng ái của Càn Long đối với Dung phi có thể nói là "độc nhất vô nhị": Dung phi được phép mặc trang phục của dân tộc mình thay vì trang phục của phi tử Thanh triều. Không những thế, vua còn đặc biệt yêu cầu dựng 1 nhà ăn chuyên chế biến các món ăn mang phong cách của dân tộc Duy Ngô Nhĩ.

 

Mỹ nhân bị chồng bỏ lại được Càn Long sủng ái, thẻ bài thị tẩm được lật nhiều đến tróc sơn - Ảnh 4.

Dung phi được Càn Long hết mực sủng ái. (Ảnh: Baidu)

Mỗi lần đi tuần ở Giang Nam, Càn Long đều đưa Dung phi đi cùng. Trên đường, hoàng đế rất quan tâm chăm sóc nàng. Khi đến nơi, ngài cũng không quên cho người nấu các món ăn theo đúng khẩu vị của ái phi. Sự sủng ái mà Dung phi nhận được khiến cả hậu cung phải ghen ghét ra mặt.

Nếu Hương phi trên màn ảnh luôn từ chối và thậm chí còn mang dao bên mình để phòng việc Càn Long sủng hạnh thì trên thực tế, Dung phi vô cùng hòa hợp với Càn Long. Trong suốt hơn 20 năm sống trong hậu cung, thẻ bài thị tẩm của Dung phi thậm chí còn được lật nhiều đến mức khiến cho lớp sơn phủ bên ngoài bị tróc hết. Đối với những phi tử khác, Dung phi cũng luôn giữ 1 thái độ ôn hòa, không tranh giành, ganh ghét.

Ở tuổi 55, Dung phi đã qua đời vì bạo bệnh ở Viên Minh Viên. Sau khi Dung phi qua đời, Càn Long không muốn mọi người trong cung quên đi sự tồn tại của nàng nên đã đem những đồ vật của vị phi tử này phân phát cho các phi tần và cung nữ. Vua Càn Long hi vọng, cách này có thể khiến cho mọi người luôn nhớ về vị phi tử đến từ dân tộc Duy Ngô Nhĩ này, cũng là để tạo cảm giác như nàng chưa từng rời khỏi hoàng cung.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm