Triệu Cơ Hạ phu nhân (sinh năm 159 mất năm 230), là người Lang Da Khai Dương (nay thuộc Sơn Đông), là vợ kế của Tào Tháo. Bà vốn sinh ra trong một gia đình mãi nghệ ca múa, nên khi lớn trở thành một người nổi tiếng về ca hát và nhảy múa, bà lưu lạc đến Tiếu Địa (nay thuộc Hào Châu An Huy). Ảnh: Tạo hình Hạ Thị trên phim, nguồn: image.baidu.com.
Trùng hợp đúng lúc đó, Tào Tháo tránh họa để cáo bệnh từ quan, trốn tránh tại nhà ở Tiếu Địa. Tào Tháo 25 tuổi gặp được Hạ Thị tài năng xuất chúng 23 tuổi, đã lập tức cưới bà làm vợ thứ ba. Sau này, Tào Tháo khởi nghĩa, Hạ Thị trở thành người phụ nữ đồng cam cộng khổ với ông ta. Mùa đông năm Trung Bình thứ tư (năm 187 công nguyên), Hạ phu nhân sinh hạ Tào Phi, cũng chính là Ngụy Văn Đế sau này. Ảnh: Tạo hình của Tào Tháo và Hạ phu nhân trên phim, nguồn: image.baidu.com.
Mùa hè năm 189 công nguyên, Đông Hán xảy ra chính biến, Đổng Trác phế Hoàng đế nhỏ tuổi tự mình xưng vương, đồng thời phong cho Tào Tháo làm Kiêu Kỵ Hiệu Úy. Tào Tháo nhận thấy Đổng Trác không phải là người có chí lớn, nên có mưu đồ ám sát tự xây dựng cơ đồ, sự việc bại lộ, Thào Tháo phải trốn chạy. Có người báo tin về cái chết của Tào Tháo với Tào Gia ở Tiếu Địa. Tào Gia trở nên vô cùng hỗn loạn, chỉ có Hạ Thị nói với mọi người “ Chưa biết chắc được về tin tức của Tào quân”. Mọi người trong Tào Gia đều cảm thấy Hạ Thị nói đúng nên tiếp tục chờ đợi sự trở về của Tào Tháo. Ảnh: image.baidu.com.
Hạ Thị là vợ thứ ba của Tào Tháo, người vợ đầu tiên của Tào Tháo là Đinh Thị nhưng vì không sinh nở được nên đã nhận nuôi và chăm sóc cho Tào Ngang – con trai của Lưu Thị đã mất sớm. Nhưng đáng tiếc, Tào Ngang tử vong khi xuất chinh đánh trận. Đinh Thị vô cùng đau lòng, cả ngày chìm trong nước mắt, không ai khuyên nhủ được. Tào Tháo nhất thời tức giận, đưa Đinh Thị trở về nhà mẹ đẻ. Không lâu sau, Tào Tháo lập Hạ Thị thành chính thất. Sau đó, Hạ Thị tìm cơ hội khuyên nhủ Tào Thào đón Đinh Thị về, ông ta cảm thấy cũng có lỗi với Đinh Thị nên bèn đi đón bà nhưng Đinh Thị nhất định không nghe lời. Năm công nguyên 216, Tào Tháo xưng là Ngụy Vương, lập Hạ Thị làm Hoàng hậu. Hình tượng Tào Tháo được xây dựng trên phim ảnh, nguồn: image.baidu.com.
Tào Tháo có rất có nhiều con và rất nhiều trong đó mất mẹ khi còn nhỏ. Vì Hạ Thị hiền lương, tốt bụng nên ông ta đều gửi gắm những đứa con đó cho bà chăm sóc, dạy dỗ. Hạ phu nhân cũng không nề hà, hết lòng hết sức dạy dỗ con cái khiến Tào Tháo vô cùng yên tâm. Tạo hình Hạ phu nhân trên phim, nguồn: image.baidu.com.
Vài năm sau, Đinh phu nhân lặng lẽ qua đời tại nhà mẹ đẻ. Tào Tháo rất đau khổ vì cái chết của Đinh Thị và cảm thấy ái ngại vì trước đây không có cơ hội bù đắp cho bà, Hạ phu nhân biết được tâm ý của chồng nên đã chủ động xin đứng ra lo liệu việc tang sự cho Đinh phu nhân. Ảnh: Tạo hình Tào Tháo và Hạ phu nhân trên phim ảnh, nguồn: baidu.com.
Sau khi Tào Tháo trở thành Ngụy Vương, vấn đề tranh chấp ai là người kế vị giữa các con trai đương nhiên sẽ xảy ra. Trong suốt thời gian đó, Hạ phu nhân vẫn giữ thái độ im lặng, không phát ngôn tùy tiện. Sau khi Tào Tháo lập Tào Phi là người kế vị, liền vộ vã đi báo tin mừng cho Hạ phu nhân. Hạ phu nhân biết tin chỉ bình tĩnh nói: “Tào Phi là con trai trưởng, thiếp là mẹ đẻ, có thể không phạm phải sai lầm trong việc dạy con thì đã cảm thấy mãn nguyện rồi, mẹ con thiếp không có công lao gì to lớn, sao xứng đáng được trọng thưởng?”. Ảnh: Hình tượng Tào Tháo và Hạ phu nhân trên phim ảnh, nguồn: image.baidu.com.
Tào Tháo nghe vậy vô cùng thích thú, cho rằng bà có khí phách của một mẫu nghi thiên hạ liền tán thưởng: “ khi giân dữ không thay đổi sắc mặt, khi vui mừng cũng vẫn giữ gìn lễ tiết, thật là hiếm có”. Năm 220 công nguyên, Tào Tháo qua đời. 10 năm sau, Hạ Thị cũng qua đời vì bệnh tất. Tào Duệ hợp táng hai người tại Cao Lăng. Có thể thấy Hạ Thị - người phụ nữ đồng cam cộng khổ trong hoạn nạn, cùng vượt qua mọi khó khăn với Tào Tháo, cuối cũng trở thành người mà ông ta yêu nhất, quả là hiếm có. Ảnh: image.baidu.com.