Mỹ nữ 21 tuổi làm hoàng hậu, 30 thành hoàng thái hậu, 32 lại làm sủng phi
Tần Thủy Hoàng cả đời không dám lập ai làm hoàng hậu, tại sao? / Kết hôn vì chính trị, cuối cùng vị hoàng hậu này lại được hoàng đế Khang Hi độc sủng
Lý Tổ Nga là con gái của Lý Hi Tông - một vị quan ngự sử của Bắc Tề. Chẳng những sở hữu vẻ đẹp "chim sa cá lặn" nổi tiếng nhất Bắc Tề, bà còn là một thiếu nữ đa tài, thông minh. Chính vì vậy mà Cao Hoan rất thích Lý Tổ Nga và hỏi cưới bà cho con trai Cao Dương.
Ảnh minh họa.
Về nhan sắc của Lý Tổ Nga, trong Bắc Sử - Bắc Tề Thư từng ghi chép là "Nhan sắc tuyệt mỹ, thanh tao". Trong cuốn Lão Hồ Nói Về Các Mỹ Nhân Nổi Tiếng, Nga Hồ dật sĩ của nhà Thanh từng xếp bà ngang hàng với những mỹ nhân nổi tiếng của Trung Hoa như Tây Thi , Vương Chiêu Quân... Trong khi đó Cao Dương lại nổi tiếng xấu xí vô cùng với làn da đen nhẻm, khắp người là những vết vẩy nến đụng vào là rụng đầy đất khiến người ta thấy ghê tởm. Có lẽ vì vậy mà Cao Dương cực kỳ thương yêu Lý Tổ Nga. Lý Tổ Nga cũng rất tôn trọng Cao Dương vì tài năng và sự thông thái của ông. Bà sinh cho ông 2 người con trai là Cao Ân, Cao Thiệu Đức.
Thời Đông Ngụy, quyền lực trọng yếu rơi vào tay Cao Hoan, con trai thứ của Cao Hoan là Cao Dương cực kỳ mê luyến sắc đẹp và tài năng của Lý Tổ Nga, vì vậy đã xin cha tới Lý gia cầu hôn, cuối cùng rước được đại mỹ nữ về nhà.
Cao Dương là người có chí lớn, hiểu được thế sự. Sau khi cha và anh trai qua đời, Cao Dương chính thức bước lên ngai vàng vào năm 24 tuổi, phong vợ mình Lý Tổ Nga làm hoàng hậu, năm đó bà 21 tuổi.
Cao Dương trên chính trường là một người có dũng, có mưu thế nhưng rất lăng nhăng, ham sắc. Duy nhất chỉ với hoàng hậu Lý Tổ Nga là Cao Dương luôn luôn cung kính, không dám lỗ mãng. Mấy năm đó, có thể là những năm hạnh phúc nhất của vị hoàng hậu này.
Khoảng chục năm sau, có lẽ do hoang dâm quá độ, Cao Dương qua đời, truyền ngôi cho con cả là Cao Ân. Lý Tổ Nga lúc này 30 tuổi, trở thành hoàng thái hậu.
Đáng nói, lúc này triều chính hỗn loạn, thái hoàng thái hậu Lâu Chiêu Quân - mẹ của vua Cao Dương và hai người em trai Cao Dương là Cao Diễn và Cao Trạm chiếm quyền. Cao Ân vừa làm vua được mấy tháng đã bị chính bà nội phế bỏ, Lâu Chiêu Quân đưa con trai mình Cao Diễn lên làm hoàng đế.
Cao Ân sau đó bị giết, Lý Tổ Nga bị ép phải chuyển đến cung Chiêu Tín, không được phép ở lại cung của hoàng thái hậu.
Ảnh minh họa.
Hai năm sau, Cao Diễn bệnh chết, Cao Trạm lên thay. Cao Trạm vẫn luôn mê đắm sắc đẹp của chị dâu, vừa lên ngôi đã tới Chiêu Tín cung để chiếm lấy Lý Tổ Nga, hứa sẽ sủng ái hết mực.
Cao Trạm vốn là kẻ đam mê tửu sắc, vừa lên ngôi đã uy hiếp Lý Tổ Nga và bắt bà phải ăn nằm với mình. Để bảo vệ con trai Cao Thiệu Đức, Lý Tổ Nga đành phải nhẫn nhục chịu đựng các hành vi thú tính của Cao Trạm. Không lâu sau bà mang thai và thành trò cười cho cả kinh thành. Vì quá xấu hổ, Lý Tổ Nga không dám lộ mặt mà trốn trong Chiêu Tin cung, cũng không chịu gặp ai. Cao Thiệu Đức sau khi biết tin đã chạy đến cửa cung của mẹ mà mắng nhiếc. Lý Tổ Nga vừa xấu hổ vừa đau lòng, đã quyết định tự tay bóp chết cô con gái mới sinh - là bằng chứng ô nhục của bà với em chồng Cao Trạm.
Lý Tổ Nga không hề ngờ được hành động của bà đã vô tình hại chết con trai Cao Thiệu Đức. Phát hiện con gái bị giết, Cao Trạm đã nổi điên chém Cao Thiệu Đức và tuyên bố: "Ngươi giết con gái ta, ta phải giết con trai ngươi". Chứng kiến con trai chết thảm, Lý Tổ Nga đau lòng khóc thảm thiết. Cao Trạm lại càng tức giận hơn, cho người lột sạch quần áo của bà rồi đánh đập dã man.
Trong lịch sử Trung Quốc có không ít hoàng hậu bị đánh đòn như Nguyên Hoàng hậu của Cao Diễn hay Vương hoàng hậu của Lý Trị. Cũng chẳng hiếm hoàng hậu bị lột quần áo hạ nhục như Chu Hoàng hậu của Triệu Hoàn, Hình Hoàng hậu của Triệu Cấu. Tuy nhiên Hoàng hậu vừa bị lột quần áo lại vừa bị phạt đánh thì Lý Tổ Nga lại là người duy nhất. Thân thể chịu hành hạ, lòng tự trọng bị giẫm đạp lại chịu nỗi đau mất con khiến bà không kiềm chế được bản thân mà khóc đến khàn giọng, người xung quanh ai cũng rơi lệ vì thương xót.
Dù Lý Tổ Nga đã bị đánh đến "da bong thịt tróc", thoi thóp hấp hối nhưng Cao Trạm vẫn không hết giận. Chờ Lý Tổ Nga tỉnh lại giữa vũng máu, ông cho người đưa bà lên xe bò chở thẳng đến chùa Diệu Thắng. Vết thương chưa lành, Lý Tổ Nga đã bị cạo tóc làm ni cô. Dường như phải trải qua quá nhiều biến cố và khổ đau nên Lý Tổ Nga tìm được sự giải thoát trong Phật pháp, chỉ một thời gian ngắn bà đã thích ứng được với cuộc sống giản dị, yên bình nơi cửa Phật.
au đó, Bắc Tề diệt vong, Bắc Chu cũng không còn, nhà Tùy thành lập, Tùy Văn Đế ân chuẩn cho Lý Tổ Nga quay về cha mẹ. Từ đó, không còn ghi chép lịch sử nào về Lý Tổ Nga nữa, không biết khi nào bà qua đời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?