Khám phá

Mỹ tìm kiếm các trạm nghiên cứu Liên Xô bỏ hoang ở Bắc Cực

Những trạm nghiên cứu này bị Liên Xô bỏ hoang, có thể biến mất dưới nước bất cứ lúc nào. Nhưng các đặc vụ Mỹ đã đáp xuống những trạm nghiên cứu và không hề lo sợ về điều này.

Bí ẩn rừng đa cổ thụ miền sơn cước / Kinh hoàng cảnh chúa sơn lâm phục kích ổ chó rừng

Ngày 28/5/1962, đặc vụ Mỹ nhảy dù từ máy bay ném bom B-17 và đáp xuống Severny Polyus-8 (North Pole-8, hay NP-8), một trạm nghiên cứu bị Liên Xô bỏ hoang trên một tảng băng trôi nổi ở Bắc Băng Dương. Đây là khởi đầu của một trong những chiến dịch “lạ lùng” nhất của CIA với mật danh “Chiến dịch Coldfeet”.

Nhà khám phá Bắc cực người Liên Xô ở trạm NP-8. Ảnh: Sputnik
Nhà khám phá Bắc cực người Liên Xô ở trạm NP-8. Ảnh: Sputnik.

Tìm kiếm trạm nghiên cứu Liên Xô

Trạm nghiên cứu NP-8 chỉ được các nhà khám phá Bắc Cực của Liên Xô sử dụng cho đến thời điểm phiến băng bắt đầu bị tách ra. Ở thời điểm đó, các nhà khoa học có thể đã được sơ tán khẩn cấp và trạm nghiên cứu bị bỏ hoang này tiếp tục trôi nổi trên đại dương cho đến khi nó bị phá hủy.

Đầu những năm 1960, CIA và Văn phòng Nghiên cứu Hải quân thuộc Bộ Hải quân Mỹ đã tiến hành một cuộc “săn tìm” các trạm nghiên cứu bị bỏ hoang của Liên Xô. Người ta cho rằng, Liên Xô lắp đặt các thiết bị phát hiện âm thanh tàu ngầm của Mỹ ở đó.

Ban đầu, mục tiêu là trạm NP-9, được một máy bay trinh sát phát hiện vào tháng 5/1961. Tuy nhiên, chiến dịch đã bị trì hoãn và trạm nghiên cứu này được đặt ở quá xa trong vùng biển Bắc Băng Dương.

Trạm NP-9. Ảnh: Sputnik
Trạm NP-9. Ảnh: Sputnik.

Mùa xuân năm 1962, cách căn cứ Không quân Canada ở Resolute Bay khoảng 970km, một một trạm nghiên cứu khác bị bỏ hoang và đang trôi nổi – trạm NP-8 – vô tình được phát hiện. Đây là cơ hội mà Mỹ không thể bỏ lỡ.

 

Kế hoạch “Skyhook”

Xét trên thực tế, một con tàu phá băng không thể vượt qua lớp băng dày đặc trong khu vực, một máy bay trực thăng sẽ không thể đến được vị trí của NP-8 và việc máy bay hạ cánh trên chiếc những tảng băng trôi nổi cũng là điều quá nguy hiểm. Vì vậy, Mỹ quyết định thả các đặc vụ xuống đó bằng dù. Nhưng câu hỏi đặt ra sau đó là làm thế nào để đưa những người đó trở lại [máy bay].

Cuối cùng, Mỹ quyết định sử dụng hệ thống sơ tán mà CIA thường dùng ở các vùng đất thù địch, còn được biết đến với tên gọi “Skyhook” – được phát triển cuối những năm 1950. Kế hoạch này đòi hỏi một khí cầu nhỏ được bơm căng bằng khí heli, một dây nâng 150 mét và một chiếc máy bay có khả năng bay tầm thấp.

Khi khinh khí cầu bay lên đến độ cao cần thiết, các đặc vụ được “buộc” vào khí cầu đó bằng dây nâng sẽ đợi trên mặt đất. Máy bay tiếp cận sẽ sử dụng chiếc dĩa cào hoặc chiếc “sừng” đặc biệt để giật dây trong khi thả khinh khí cầu ra. Dây nâng sau đó được tự động cuốn vào tời, nâng đặc vụ lên máy bay.

Những gì đã xảy ra trên phiến băng trôi?

 

Thiếu tá James Smith, một lính dù lão luyện và thạo tiếng Nga, cùng đồng nghiệp là Đại úy Leonard A. LeSchack, một chuyên gia về hệ thống giám sát tàu ngầm, có 3 ngày để xem xét mọi thứ ở trạm nghiên cứ này. Một vài hộp thiết bị thiết yếu được thả xuống tảng băng trôi cùng với các đặc vụ.

Máy bay ném bom B-17 của Mỹ. Ảnh: Uli Elch (CC BY-SA 4.0)
Máy bay ném bom B-17 của Mỹ. Ảnh: Uli Elch (CC BY-SA 4.0).

Đúng như Mỹ dự đoán, các nhà khoa học Liên Xô đã rời khỏi trạm NP-8 trong vội vã mà không kịp mang theo tất cả các thiết bị. Các đặc vụ đã phát hiện hơn 80 tài liệu, thu thập các mảnh vụn vặt từ các thiết bị mà Liên Xô bỏ lại, chụp lại khoảng 100 bức ảnh.

Đến thời điểm máy báy trở lại để đón họ, thời tiết tại khu vực trạm nghiên cứu trở nên xấu đi nghiêm trọng. Tầm nhìn giảm và gió rất mạnh.

“Tôi ngay lập tức ở trong một tình huống mà mọi người thể tưởng tượng là như đang bay vào khoảng không”, Connie W. Seigrist, phi công của chiếc máy bay đến để đón các đặc vụ, nhớ lại.

Các “chiến lợi phẩm” mà các đặc vụ thu thập được đưa lên máy bay một cách dễ dàng bằng Skyhook mà không gặp bất cứ trở ngại nào, nhưng việc đưa các đặc vụ lên máy bay lại là một nhiệm vụ khó khăn. Gió khiến LeSchack bị kéo đi gần 100 mét cho đến khi đặc vụ này cố gắng bám vào một khối băng. Ngay cả sau khi máy bay đã đón được sợi dây nâng, LeSchack vẫn mất tới 10 phút bị “treo” lủng lẳng trên không trung trong thời tiết giá lạnh trước khi lên được máy bay.

 

Sau khi nhìn thấy những gì đã xảy ra với đồng nghiệp của mình, Smith thả khinh khí cầu của mình và cố bám chặt vào một chiếc máy kéo của Liên Xô bỏ lại bên cạnh trạm nghiên cứu càng lâu càng tốt. Cuối cùng, Smith đã được nhấc lên mà không gặp khó khăn gì đặc biệt. “Hãy tận hưởng thời gian của anh đi. Đây là lần đầu tiên tôi có thể được thư giãn trong khoảng một tuần”, Smith nói đùa với các phi công sau khi được đưa lên máy bay.

Kết quả của Chiến dịch Coldfeet, người Mỹ phát hiện ra rằng Liên Xô đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực nghiên cứu khí tượng vùng cực và hải dương học vùng cực. Ngoài ra, Mỹ còn thu được bằng chứng cho thấy Liên Xô đã sử dụng thiết bị phát hiện âm thanh của tàu ngầm Mỹ ở Bắc Cực.

“Nhìn chung, những thành tựu đáng kể của Liên Xô ở các trạm nghiên cứu trôi dạt cho thấy họ có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này và bản thân những trạm nghiên cứu này cũng rất quan trọng đối với chính phủ Liên Xô”, chỉ huy chiến dịch, Đại tá John Cadwalader cho biết.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm