Năm 1948, gần 100 con hải ly đua nhau nhảy dù từ trên trời xuống, chuyên gia chỉ ra sự thật không ngờ
'Rửa lỗ rồng' cho hoàng đế là gì mà các cung nữ phải tranh nhau làm? / Giải mã 6 hiện tượng gây khiếp sợ xảy ra sau khi Từ Hi thái hậu qua đời
Vào cuối những năm 1940, có một hiện tượng lạ xảy ra tại bang Idaho của Mỹ. Đó làxuất hiện nhiều con hải ly nhảy dù. Hóa ra đây là một biện pháp được sử dụng để đưa hải ly đến nơi ở mới phù hợp.
Đây được coi là một phương pháp độc đáo và sáng tạo vào thời điểm đó.
Trên thực tế, theo các chuyên gia, không phải lúc nào con người cũng chung sống hòa thuận với loài hải ly. Hải lythường cắt bớt hay chặt cây để xây các con đập, lọc nước, xả nước, biến các dòng chảy thành vùng đất ngập nước, nhằm tạo môi trường sống thuận lợi hơn nhiều cho chúng. Thế nhưng thật không may điều này lại gây xung đột bởi vì con người thường thích những nơi ở khô ráo hơn.
Đến khi người Mỹ di chuyển khỏi các thành phố và bắt đầu lấn sâu vào các vùng hoang dã, Sở Cá và Động vật hoang dã Idaho (IFG) nhận thấy rằng, vấn đề hải ly mà họ đã cố gắng xử lý từ những năm 1930 sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn. Nhưng tiêu diệt hải ly lại không phải là lựa chọn được ưa chuộng, bởi vì loài vật này cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái có giá trị cho nhiều loài động vật khác. Chúng thiết kế một môi trường nâng cao chất lượng nước và đa dạng sinh học, giảm nguy cơ xói mòn.
Chính vì những lý do này khiến các chuyên gia cần phải tìm ra một phương pháp phù hợp để di dời nhằm giải quyết tình trạng quá tải số lượng hải ly ở một số khu vực.Mục đích của việc này là đưa hải ly đến những khu vực sống thích hợp hơn.
Hải ly nhảy dù, chuyện lạ có thật cách đây hơn 70 nămTheo đó, trong một tài liệu vào năm 1950 có tiêu đề "Di dời hải ly bằng máy bay và dù", ông Elmo Heter, một nhân viên của IFG, giải thích về lý do tại sao những phương pháp truyền thống được dùng để di dời hải ly lại bị thất bại. Cụ thể, ông Heter miêu tả rằng,những phương pháp này rất gian khổ, tốn nhiều thời gian, tiền bạc với tỷ lệ hải ly tử vong cao.
Chẳng hạn, sau khi bị chất lên trên lưng ngựa. các con hải ly phải tiếp xúc với sức nóng trực tiếp từ Mặt Trời trong nhiều ngày liên tục. Điều này khiến chúng không thể ăn uống, đồng thời ngày càng trở nên hung hăng và kết quả là nhiều con bị mất mạng.
Ông Heter viết: "Rõ ràng là một phương pháp vận chuyển nhanh, rẻ và an toàn hơn là nhu cầu thiết yếu.Việc sử dụng máy bay và dù đã đáp ứng được yêu cầu này".
IFG đã chọn phương pháp vận chuyển hải ly bằng máy bay và dù. Trước khi tiến hành thả hải ly, các chuyên gia của IFG đã thử nghiệm với các vật nặng nhằm xác định rằng loại dù 7 m được làm bằng tơ nhân tạo (dùng trong Thế chiến 2) là thích hợp nhất.
Sau khi thực hiện thử nghiệm,các chuyên gia cho các cặp hải ly vào hộp và vận chuyển chúng bằng một chiếc dù duy nhất.Lợi ích của cách làm này giúp giảm được một nửa số lượng dù, đồng thời còn làm giảm khả năng hải ly rời khỏi khu vực hạ cánh. Bởi việc có bạn đồng hành dường như là một cách khuyến khích chúng ở lại.
Ông Heter cho biết thêm: "Một con hải ly đực già mà chúng tôi đặt tên là Geronimo từng bị rơi nhiều lần ở khu vực cất cánh. Mỗi lần Geronimo trèo ra khỏi hộp thì đều có người chạy đến bắt lại. Cuối cùng con vật này cũng cam chịu và ngay khi chúng tôi đến gần, nó liền chui ngay vào hộp và sẵn sàng bay lên một lần nữa".
Theo chia sẻ của ông Heter, Geronimo có vị trí ưu tiên ở trên chuyến hành trình đầu tiên đến vùng đất mới và ba con cái trẻ đã đi cùng với nó. Ngay cả khi đến nơi ở mới, Geronimo vẫn còn ở trong hộp một lúc lâu, trong khi đó những con cái của nó đã bận rộn khám phá về môi trường mới xung quanh. Tuy nhiên, nhóm của Geronimo được báo cáo là đã phát triển rất tốt.
Ông Heter cho biết,chuyến bay đầu tiên của hải ly Geronimo đã mở đường cho hành trình di chuyển của 76 con hải ly khác vào mùa thu năm 1948.Trong số này, chỉ có một cá thể thiệt mạng và nhiều khả năng là do lỗi của hải ly. Cụ thể, sau khi được thả xuống, có một sợi cáp bị lỏng tạo ra kẽ hở nhở trong chiếc hộp. Kẽ hở này đủ để hải ly thò đầu ra và chui lên phía trên cùng của hộp. Nếu con hải ly này ở yên tại chỗ thì mọi việc vẫn ổn. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, khi dù cách mặt đất khoảng 23 m, nó đã nhảy hoặc bị rơi ra khỏi cái hộp.
Các chuyên gia đã tiến hành phân tích di chuyển hải ly bằng cách nhảy dù và nhận thấy rằng cách làm này rẻ hơn khoảng 16 USD (với mỗi con hải ly) so với các phương pháp truyền thống trước đó.Phương pháp này cũng giúp làm giảm số lượng hải ly bị chết khi di chuyển đến nơi ở mới và số giờ lao động cần thiết để thực hiện chuyến hành trình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn