Khám phá

Nắng chiếu đúng góc, 'bóng ma' quái thú tự hiện ra giữa rừng

“Chúng tôi đã rất hoảng sợ”- đó là mô tả của nhóm khoa học gia Mỹ khi họ phát hiện “Đấu trường La Mã”, một báu vật mà hàng loạt quái thú kỷ Phấn Trắng đã để lại trong khu rừng ở Alaska.

Phát hiện sốc về “quái vật mỉm cười” 66 triệu năm trước / Sốc 2 lần khi kiểm tra “quái vật biến thành vàng” 183 triệu tuổi

Theo Live Science, một nhóm khoa học gia đang nghiên cứu tại Công viên và khu bảo tồn quốc gia Denali (Alaska - Mỹ) đã khiếp vía vì vô tình xem xét một mỏm đá đúng vào "thời khắc ma quái".

Nắng chiếu đúng góc, bóng ma quái thú tự hiện ra giữa rừng - Ảnh 1.

Mỏm đá ma quái ở Alaska, nơi hứa hẹn cho một loạt nghiên cứu cổ sinh vật học giá trị mới - Ảnh: Patrick Druckenmiller

Đó là vách đá dựng đứng thuộc một mỏm núi khổng lồ sâu bên trong khu rừng, cách con đường gần nhất khoảng 7 giờ đi bộ. Họ tìm hiểu nó bởi người ta từng nhìn thấy vài dấu chân khủng long quanh đó.

"Khi chúng tôi đến đó, chúng tôi không thấy gì nhiều. Nhưng khi mặt trời tạo góc hoàn hảo với vách đá, nó sẽ "bùng nổ". Ngay lập tức chúng tôi sửng sốt. Chúng tôi đã rất hoảng sợ" - đồng tác giả Pat Druckeiller, nhà cổ sinh vật học có xương sống từ Trường Đại học Alaska Fairbanks (Mỹ), kể lại.

Những gì họ nhìn thấy chính là thứ được gọi là "Đấu trường La Mã" trong nghiên cứu là một vách đá bao phủ toàn bộ bởi những dấu chân quái thú chi chít - được xác định là nhiều loại khủng long, bao gồm khủng long bạo chúa T-rex.

Dấu chân khủng long nhìn có vẻ không "hoành tráng" như bộ xương nhưng lại cực kỳ quý giá trong ngành cổ sinh vật học.

Dạng hóa thạch này như "phim âm bản" cho thấy một phần bề ngoài của quái thú, những cấu trúc tinh vi trong bộ da chân, móng vuốt, cách nó di chuyển… để giúp tái tạo các cơ bắp, kết cấu da, suy ra cách nó đã vận động, kiếm ăn, sinh tồn…

 

Những dấu vết được phát hiện ở Alaska cực kỳ sắc nét, rõ hình dạng từng ngón chân và kết cấu của da. Nhiều lớp dấu vết khác còn ẩn bên dưới các dấu vết nhìn thấy được.

Từ độ hỗn loạn và những "thước phim" phức tạp, rùng mình mà các dấu vết cung cấp, nhóm nghiên cứu mới đặt cho mảng hóa thạch cái tên "Đấu trường La Mã".

Mảng hóa thạch từng là một khoảng đất ven hồ hoặc đầm lầy cổ đại, nhưng sau khi bị trầm tích bao phủ và hóa đá đã bị quá trình kiến tạo mảng làm tăng thêm độ rùng rợn bằng cách nâng cao lên rồi dựng đứng nền đất cổ thành một vách núi.

Ban đầu các nhà khoa học không quan sát được bởi vách đá được bao phủ bởi trầm tích, khiến các dấu chân khó nhận diện nếu ánh nắng không đúng góc. Ước tính hóa thạch có niên đại tận 70 triệu năm.

- Video: Những bức ảnh bí ẩn nhất thế giới, tới nay vẫn chưa có lời giải.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm