Khám phá

Hoạn quan Trung Quốc và những bí mật còn bỏ ngỏ

Chính những khiếm khuyết về cơ thể đã khiến cho nhu cầu sinh lý của các hoạn quan “không an phận” trở nên biến thái, tàn nhẫn.

6 giai nhân “sắc nước hương trời” khuynh đảo lịch sử Trung Quốc / "Ma biển" xuất hiện ở Trung Quốc

Thái giám- còn gọi là hoạn quan, công công, tự nhân... là những nam nhân được tuyển riêng để phục vụ cung đình, hầu hạ vua chúa và phi tần trong xã hội Trung Quốc thời phong kiến. Nhưng tất nhiên để được làm việc trong cấm cung không phải là chuyện đơn giản, mà họ buộc phải "tịnh thân" - quá trình cắt bỏ bộ phận sinh dục đau đớn được mô tả tựa như "địa ngục".

Tại sao phải là thái giám mới được vào cung?

Theo Trung Hoa, hoạn quan đã xuất hiện từ thời Tây Chu - tức từ hơn 1000 năm TCN. Tuy nhiên giai đoạn này, nam nhân hầu hạ trong cung đình không bắt buộc phải tịnh thân.

Mãi đến đời nhà Tân (năm 221 TCN), nam giới muốn phục vụ trong cung đình mới chính thức bị bắt buộc trở thành thái giám.

Tại sao ư? Vì dù ở thời kỳ nào, số lượng cung tần mỹ nữ ở trong cung đều lớn - còn vua thì chỉ có một, sao mà đủ để đáp ứng hết.

Nếu để nam giới tự do đi lại trong cung đình sẽ rất dễ xảy ra quan hệ bất chính. Vì vậy, biến đàn ông thành thái giám là một giải pháp tuyệt vời vào thời kỳ này.

Quá trình tịnh thân đau đớn của hoạn quan để bước vào cung cấm

Quá trình tịnh thân đau đớn của hoạn quan để bước vào cung cấm

Đến cuối triều đại nhà Thanh thì thái giám đều trở về quê nhà nhưng số phận của họ thì cũng khắc nghiệt.

Theo ghi chép, vào thời Tiên Tần (giai đoạn trước khi nhà Tần thống nhất) và Tây Hán, không phải thái giám nào cũng bị thiến. Chỉ từ thời Đông Hán trở đi, hình thức này mới trở thành quy củ bắt buộc trước khi các nhập cung của các hoạn quan. Điều này bắt nguồn từ việc gia quyến của Hoàng đế ngày một nhiều hơn, trong đó có cả nữ quyến (Hoàng Thái hậu, cung phi, công chúa…).

Chính vì vậy, để tránh xảy ra những sự việc bê bối, nhà vua đã hạ lệnh: những người đàn ông muốn làm việc trong cung buộc phải “tịnh thân” (thiến). Theo lẽ thường, sau khi bị thiến, khả năng sinh dục của những người này bị cắt đứt, buộc họ phải dứt bỏ những hành vi gắn với dục vọng. Vậy nhưng, Trung Hoa vẫn ghi nhận không ít trường hợp các thái giám “không an phận” mà làm nên những chuyện đồi bại, biến thái.

Vào những năm Gia Tĩnh, Minh triều từng xảy ra vụ việc hoạn quan Lưu Quang Vinh có hành vi tư thông với nhiều cung nữ. Sau khi sự tình bại lộ, thái giám họ Lưu này bị Hoàng đế thẳng tay bãi quan.

Khi Minh Hi Tông còn tại vị, ba kẻ hoạn quan là Ngụy Trung Hiền, Triệu Tiến Kinh, Từ Ứng Nguyên từng thông đồng với nhau gây nên nhiều hành vi đồi bại trong cung đình.

 

Thậm chí, Ngụy Trung Hiền cùng một thái giám khác là Ngụy Triệu Đồng còn tư thông với nhũ mẫu của Hoàng đế, gây ra tai tiếng khuấy đảo chốn cung đình lúc bấy giờ.

Hoạn quan TQ ngày xưa nhiều người có quyền lức rất cao

Hoạn quan Trung Quốc ngày xưa nhiều người có quyền lức rất cao

Việc thái giám có hành vi tư thông với phi tần, cung nữ, thậm chí cưỡng bức phụ nữ đều từng xảy ra nhiều lần trong Trung Quốc.

Chưa dừng lại ở đó, những kẻ hoạn quan không an phận này còn gây ra chuyện tày trời khiến bàn dân thiên hạ “giận sôi máu”. Đó chính là hành vi cưỡng hiếp phụ nữ.

Theo các tài liệu ghi chép, vào cuối những năm Hồng Vũ, vị quan tên là Thạch Doãn nhận nhiệm vụ tuần tra tại Hà Nam.

 

Có lần, Thạch Doãn cải trang thành thường dân đi vi hành. Tới một ngôi nhà, ông nghe thấy tiếng khóc bi ai vọng ra. Sau khi điều tra, Thạch Doãn mới biết rằng con gái nhà ấy bị một hoạn quan cưỡng gian, vì nhục nhã nên đã tự sát.

Biết rõ chân tướng vụ việc, vị quan họ Thạch ấy dâng tấu lên nhà vua. Đọc được tấu chương này, Hoàng đế Chu Nguyên Chương vô cùng tức giận, đã hạ lệnh phán tội chết cho tên hoạn quan kia.

Trong Trung Quốc không thiếu chuyện hoạn quan tư thông cung nữ.

Trong Trung Quốc không thiếu chuyện hoạn quan tư thông cung nữ.

Lý Phụ Quốc thời Đường

Lý Phụ Quốc tên thật là Tĩnh Trung, hầu hạ vua Đường Túc tông Lý Hanh. Phụ Quốc có dung mạo xấu xí khó nhìn. Trước đây, Lý Phụ Quốc phò tá cho thái giám Cao Lực Sĩ, về sau được chính họ Cao tiến cử với thái tử Lý Hanh. Thái tử khi tức vị đã phong Phụ Quốc làm Hành quân tư mã Phủ Nguyên soái. Từ đó, thái giám này nắm binh quyền rồi thao túng nội dung, vu oan cho Cao Lực Sĩ, khiến bậc tiền bối của mình bị đày tới tận Vu châu.

 

Đến đời vua Đường Đại tông, Lý Phụ Quốc càng hống hách giương oai. Có lần, hoạn quan này bất chấp tôn ti, nghênh ngang tuyên bố với Đại tông: “Dù chức vị chúng ta không tương đồng, nhưng mọi sự bên ngoài, hoàng thượng phải nghe theo lời thần”.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm