Khám phá

Nàng phi tần thông tuệ của Hoàng đế Càn Long: Xuất thân khuê các, thông minh hoạt bát, mất sớm nhưng có được đãi ngộ khiến ai cũng ghen tị

Dù nàng mất sớm nhưng vẫn luôn được Hoàng đế Càn Long tưởng nhớ đến.

Phi tần thời xưa rất khó mang thai, ngoài âm mưu cung đấu còn có 2 lý do đáng sợ này / Chuyện về sủng phi sống qua 4 đời Hoàng đế nhà Thanh: Từ cung nữ thấp bé trở thành phi tần, sau bị giáng vị vì đùa giỡn với thái giám

Vào thời Trung Hoa phong kiến, con người đặc biệt quan tâm đến xuất thân gia thế. Trong hậu cung cũng vậy, muốn có được thân phận cao quý nếu không dựa vào bối cảnh gia đình tốt thì chắc chắn phải có vận may cực kỳ lớn.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt và Tuệ Hiền Hoàng quý phi Cao Giai thị là một trong những người may mắn như thế. Nàng vốn là một sử nữ (hầu gái) nhưng cuối cùng lại có cơ hội trở thành Hoàng quý phi của Hoàng đế Càn Long. Thậm chí, Hoàng đế còn nhiều lần làm thơ tặng nàng.

Cao Giai thị (nguyên là Cao thị) ra đời vào những năm cuối thời Hoàng đế Khang Hi, xuất thân từ Bao y Tương Hoàng kỳ, con gái của Cao Bân. Cao Giai thị tuy không quá hiển hách nhưng cũng là gia tộc nổi bật vào thời kỳ này, nhiều thế hệ làm quan trong triều.

Dưới thời Hoàng đế Ung Chính, Cao Giai thị được chọn nhập cung hầu hạ Bảo Thân vương Hoằng Lịch (sau là Hoàng đế Càn Long) với danh phận Sử nữ.

Năm Ung Chính thứ 12, Cao Giai thị được đích thân Hoàng đế tấn thăng làm Trắc Phúc tấn của Bảo Thân vương Hoằng Lịch, địa vị chỉ đứng sau Đích Phúc tấn Phú Sát thị và ngang hàng với Trắc Phúc tấn Na Lạp thị. Sở dĩ Cao Giai thị có thể trực tiếp thăng lên vị trí Trắc Phúc tấn là vì phụ thân của nàng là sủng thần của Hoàng đế Ung Chính.

Nàng phi tần thông tuệ của Hoàng đế Càn Long: Xuất thân khuê các, thông minh hoạt bát, mất sớm nhưng có được những đãi ngộ khiến ai cũng ghen tị - Ảnh 1.
Nhân vật Tuệ Hiền Hoàng quý phi Cao Giai thị trong phim Hậu cung Như Ý truyện.

Trong 60 năm tại vị, Hoàng đế Càn Long chỉ sách phong 10 người lên vị trí Hoàng Quý phi và Quý phi, Cao Giai thị là một trong số những nữ nhân may mắn đó. Chắc chắn nàng phải được Hoàng đế cực kỳ sủng ái mới có thể được đối xử ưu ái như vậy.

Năm Ung Chính thứ 13, Bảo Thân vương Hoằng Lịch kế vị, tức Hoàng đế Càn Long. Trong đợt dụ phong tước vị cho các phi tần ở tiềm để, Cao Giai thị được lập thành Quý phi. Đặc biệt, gia tộc Cao Giai thị cũng được nâng kỳ, nhập vào Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, điều này khiến địa vị của Cao Giai thị trong hậu cung được tăng lên.

Vào thời điểm đó, nàng là Quý phi duy nhất trong hậu cung, tiếp đến mới là Nhàn phi Na Lạp thị.

Từ khi được tấn phong làm Quý phi, phụ thân Cao Giai thị cũng được thăng quan tiến chức, trở thành Nhất phẩm Đại học sĩ.

Năm Càn Long thứ 10, Quý phi Cao Giai thị hấp hối nhưng vẫn được Hoàng đế nâng lên thành Hoàng Quý phi. Sau khi mất, nàng được ban thụy hiệu là Tuệ Hiền Hoàng quý phi. Trong hơn 10 năm ở cạnh Hoàng đế, Tuệ Hiền Hoàng quý phi Cao Giai thị không hạ sinh người con nào.

 

Sinh thời Cao Giai thị là người dịu dàng thông tuệ, có hiểu biết về thi ca và được Hoàng đế đánh giá rất cao. Sau khi Cao Giai thị qua đời, Hoàng đế Càn Long vô cùng thương tiếc, không chỉ một lần làm thơ tưởng nhớ nàng, tổng cộng đã viết tặng nàng 9 bài thơ. Từ đó có thể thấy, trong lòng Hoàng đế vẫn dành một vị trí cho Cao Giai thị.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm