Khám phá

NASA cân nhắc dùng bom nguyên tử chống ngày tận thế

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tuyên bố hợp tác với Cơ quan an ninh hạt nhân quốc gia của nước này về khả năng dùng vũ khí nguyên tử để phá hủy các thiên thạch đe dọa Trái Đất.

Mặt trăng máu và những đồn đoán ngày tận thế / Các nhà khoa học xác định thời điểm xảy ra 'ngày tận thế' của địa cầu

Và cũng giống như bộ phim "Armageddon", trong đó, nhân vật Harry Stamper do Bruce Willis thủ vai lái một tàu con thoi tiếp cận một thiên thạch đang lao về phía Trái Đất, để găm một đầu đạn hạt nhân vào lõi của nó và cho nổ đầu đạn từ xa, NASA có thể dùng tên lửa chở theo vũ khí nguyên tử.

"Thông thường, cả 2 cơ quan nói trên của Mỹ chỉ tập trung vào các lĩnh vực riêng của họ, nên bất kỳ điều gì giúp gắn kết họ với nhau đều tốt đẹp", Bruce Betts, giám đốc khoa học và công nghệ tại tổ chức Planetary Society nhấn mạnh.

NASA cân nhắc dùng bom nguyên tử chống ngày tận thế

NASA cân nhắc về khả năng dùng vũ khí nguyên tử để phá hủy các thiên thạch đe dọa Trái Đất.

Các nhà khoa học tin rằng, hiện có khoảng 1 triệu thiên thạch đang di chuyển sát gần Trái Đất, có thể đe dọa hành tinh của chúng ta. Tuy nhiên, cho tới nay, chỉ một phần nhỏ trong số chúng được phát hiện.

Bằng chứng gây sốc về mối họa thiên thạch xuất hiện vào ngày 15/2/2014, khi một vật thể không xác định phát nổ phía trên bầu trời Chelyabinsk, Nga, với năng lượng cao gấp 20 - 30 lần sức công phá của quả bom nguyên tử Mỹ từng ném xuống Hiroshima năm 1945.

Các sóng xung kích từ vụ nổ đã gây ra tổn thất và thương vong trên diện rộng, khiến thiên thạch trở thành vật thể tự nhiên lớn nhất từng xâm nhập vào bầu khí quyển Trái Đất kể từ sự cố Tunguska năm 1908, vốn hủy hoại cả một vùng rừng của Siberia.

Sử dụng vũ khí nguyên tử để cho nổ tung thiên thạch có thể đặc biệt hiệu quả đối với các thiên thạch và sao chổi cỡ vừa, sở hữu đường kính từ 50 - 150 mét. Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo, các mảnh đá văng ra sau đó có thể khiến tình hình tồi tệ hơn và việc làm chệch hướng thiên thạch có thể là giải pháp tốt hơn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm