NASA tuyên bố tìm ra “dấu hiệu tốt nhất về sự sống” ở Sao Hỏa
Đây là nơi bị sét đánh nhiều nhất thế giới, 28 lần mỗi phút, 10 tiếng mỗi đêm / Tại sao cùng họ nhà mèo nhưng hổ sống 1 mình còn sư tử lại sống thành đàn?
Theo Science, NASA vừa công bố một tảng đá được phát hiện trên sao Hỏa bởi Perseverance chứa "một số dấu hiệu tốt nhất về sự sống". Điều này đã khẳng định thêm cho giả thuyết sự sống dưới dạng vi khuẩn cổ đại đã từng hiện diện ở Sao Hỏa.
Theo bà Laurie Leshin, Giám đốc Phòng Thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) của NASA, tảng đá này cung cấp bằng chứng rõ ràng về nước, vật chất hữu cơ và phản ứng hóa học có thể cung cấp nguồn năng lượng cho sự sống.
Bà Leshin cũng mô tả đây là dạng khám phá "khiến tim bạn đập nhanh hơn một chút".
Trước đó, một số dấu hiệu về sự sống từng được phát hiện bởi "tiền bối" của Perseverance là Curiosity, cũng là một robot dạng xe rover tự hành.
Curiosity, với phòng thí nghiệm hóa học trên đặt trong phần "bụng", đã phát hiện ra đủ loại phân tử hữu cơ trong hành trình dài của mình ở khu vực Gale Crater. Còn Perseverance không mang theo một phòng thí nghiệm như vậy, mà có nhiệm vụ khoan đá và đặt chúng vào các viên nang có thể được đưa trở lại Trái Đất để nghiên cứu chi tiết.
Do đó, các thiết bị của Perseverance hạn chế hơn so với Curiosity trong việc đưa ra những khám phá tại chỗ, cho dù sở hữu nhiều công cụ khác hiện đại hơn để phục vụ mục tiêu tìm và thu thập mẫu. Dẫu vậy, Perseverance cũng có những thiết bị đủ để cung cấp đủ thông tin về tảng đá mang tên Cheyava Falls mà nó vừa khoan.
Tảng đá này được lấy từ một địa điểm mà các nhà nghiên cứu tin rằng có một con sông đã từng chảy vào khu vực Jezero Crater, đổ bùn và tạo ra một đồng bằng châu thổ hiện đã hóa thạch.
Chạy qua đá là các đường gân trắng của canxi sunfat, loại khoáng chất kết tủa từ nước. Các lần quét bằng thiết bị thám hiểm cũng chỉ ra rằng đá chứa các hợp chất hữu cơ.
Những có lẽ điều hấp dẫn nhất là các “đốm báo” trên tảng đá này. Đó là những đốm trắng có hình dạng giống đốm đen trên da báo, có kích thước chỉ vài mm, được bao quanh bởi vật liệu màu đen có thể chứa sắt và phosphate.
Trên Trái Đất, các đốm như vậy có thể hình thành khi các phân tử hữu cơ phản ứng với hematit hoặc sắt gỉ. Các phản ứng này có thể thúc đẩy sự sống của vi khuẩn.
Có thể có những lời giải thích khác. Ví dụ, tảng đá cũng chứa tinh thể olivin, là loại khoáng chất hình thành trong các vụ phun trào núi lửa.
Tuy nhiên, Perseverance không thể đưa ra câu trả lời cuối cùng.
Tất cả những gì nhân loại có thể làm là chờ đợi và hy vọng sứ mệnh tiếp theo của NASA, một sứ mệnh được lên kế hoạch từ lâu nhằm thu thập các mẫu mà robot săn tự sống này đã lấy để đem về địa cầu.
Đây là lõi đá thứ 22 mà NASA thu thập được, hầu hết đều rất hấp dẫn đối với các nhà sinh vật học vũ trụ. Một số lõi chứa đá bùn hoặc trầm tích carbonat mà trên Trái Đất là loại trầm tích thường chứa đựng tàn tích của sự sống cổ đại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Tổng thống trẻ tuổi nhất thế giới ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness, đắc cử sau khi đảo chính thành công
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loài vật có 'của quý' lớn nhất thế giới và cách giao phối đầy ám ảnh của con đực với con cá
Kinh ngạc với hình ảnh UFO hình chữ thập được cho là bị rò rỉ từ nguồn dữ liệu UFO tuyệt mật của Mỹ
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước