Nét đẹp mãi trường tồn cùng thời gian của Chùa Nôm
Chùa Nôm nằm trong quần thể di tích làng Nôm xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm (Hưng Yên) là một trong số ít những ngôi đại tự có tiếng khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ.
Trận 'Đại không kích Los Angeles' – nỗi ám ảnh hậu Trân Châu Cảng / Câu chuyện về chai tương ớt 'thống trị thế giới' được tạo ra bởi người đàn ông gốc Việt
Từ trung tâm thành phố Hà Nội, xuôi theo quốc lộ 5, chỉ khoảng 45 phút di chuyển là du khách đã đặt chân đến đất Văn Lâm. Bỏ lại sau lưng những, những bộn bề của cuộc sống, áp lực công việc, để hòa mình vào với sự bình yên, trong lành hiếm có.
Ghé thăm chùa Nôm, du khách phải đi qua cầu đá. Cây cầu đá bắc qua bờ sông Nguyệt Đức đã tồn tại trên 200 năm. Cầu được làm hoàn toàn bằng đá xanh với nhiều nét chạm đục công phu. Cây cầu đá gồm 9 nhịp đầu rồng đã mấy trăm năm nay soi bóng xuống dòng sông Nguyệt Đức, nâng bước các phật tử đến chùa.
Cổng vào chùa Nôm có một cây gạo lớn, tháng 3 cũng chính là lúc hoa gạo đang nở rộ. Nhìn từ xa, những bông hoa gạo như những đốm lửa li ti thắp sáng cả trời xanh.
Từ cổng chùa đi vào, phía bên phía tay trái là gác trống.
Gác trống và gác chuông với thiết kế ba tầng, cong vút đẹp mắt. Giữa khuân viên chùa là hồ nước xanh mát.
Mái chùa hình đầu rồng, biểu tượng hội tụ quyền uy vương triều với ý nghĩa vũ trụ và nhân sinh.
Rồng trên mái đình chùa, miếu mạo thường có bốn móng. Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc rồng hàm thọ, lưỡng long triều nhật, lưỡng long chầu hoa cúc, lưỡng long chầu chữ ...
Phía sau hồ nước là Tam Bảo cổ, nằm ẩn mình dưới những tán cây cổ thụ lớn.
Dọc hai bên hành lang từ Tam Bảo xuống đền Mẫu có đến hàng trăm pho tượng lớn nhỏ. Các pho tượng với đủ các tư thế, hiền lành, dữ tợn, vui vẻ, đăm chiêu… với nhiều kích cỡ khác nhau. Điều đáng ngạc nhiên không phải là số lượng các pho tượng đất mà là độ bền vững không tưởng của chúng. Trải qua nhiều trận lụt lịch sử, các pho tượng vẫn còn nguyên vẹn.
Dọc hai bên hành lang từ Tam Bảo xuống đền Mẫu có đến hàng trăm pho tượng lớn nhỏ. Các pho tượng với đủ các tư thế, hiền lành, dữ tợn, vui vẻ, đăm chiêu… với nhiều kích cỡ khác nhau. Điều đáng ngạc nhiên không phải là số lượng các pho tượng đất mà là độ bền vững không tưởng của chúng. Trải qua nhiều trận lụt lịch sử, các pho tượng vẫn còn nguyên vẹn.
Nhà thờ Tổ và nhà khách với với không gian rộng lớn, thoáng mát để người dân và du khách thập phương có thể nán lại lâu hơn với chùa Nôm để chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên và nét đẹp cổ kính tại chùa.
Lầu Quan Âm nằm ở giữa hồ nước như một đài sen nguy nga, lộng lẫy. Dẫn vào lầu Quan Âm là một cây cầu đá hình cánh cung với những nhịp đầu rồng được chạm khắc tinh xảo.
Cổng sau chùa được dựng bằng đá ong sần sùi, màu nâu trầm, rất bền và vững trãi. Trải qua nhiều thăng trầm biến cố, những tảng đá vẫn đứng vững như thách thức với thời gian.
Du khách đến chùa ngoài việc thắp hương bày tỏ lòng thành kính còn có thể cho cá ăn…
Và thăm quan các loại cây trái mà do nhà chùa chăm sóc.
Đến thăm chùa Nôm cảm giác như mình được sống trong một thế giới khác, thanh thản và bình yên vô cùng. Nếu ngày nào đến đất Hưng Yên bạn hãy lạc cảnh Chùa Nôm một lần để yêu thêm những gì bình yên đúng như tên gọi mảnh đất con người nơi đây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo