Khám phá

Nếu Gia Cát Lượng phế Lưu Thiện để lên ngôi xưng đế, Thục Hán sẽ nhanh chóng diệt vong?

Mặc dù Gia Cát Lượng sở hữu tài năng bất phàm, thế nhưng một khi ông dám phế bỏ Lưu Thiện để lên ngôi xưng đế, Thục Hán sẽ càng nhanh chóng bị đẩy tới bờ diệt vong.

Gia Cát Lượng có công vô cùng lớn với nhà Thục Hán, tại sao khi xưng đế, Lưu Bị lại không sắc phong tước hiệu cho ông? / Dốc lòng bồi dưỡng cho 2 nhân vật này, Gia Cát Lượng chết đi rồi vẫn gián tiếp đẩy Thục Hán vào cảnh diệt vong

Nhìn lại lịch sử tồn tại của nhà Thục Hán vào thời Tam Quốc, đa số các ý kiến đều cho rằng vị Hoàng đế thứ hai của Thục quốc là Lưu Thiện sở hữu tư chất bình thường và thậm chí còn bị cho là có phần kém cỏi..

Và ở vào giai đoạn đầu trị vì của nhân vật này, quyền lực chân chính thực chất nằm trong tay Thừa tướng Gia Cát Lượng.

Hơn nữa trước lúc lâm chung, Lưu Bị không chỉ ủy thác tương lai của con trai mình và cả giang sơn Thục Hán vào tay Gia Cát Lượng, mà còn giao cho nhân vật này quyền tự lập làm vua nếu Lưu Thiện là người không thể phò tá.

Thế nhưng trên thực tế, Gia Cát Khổng Minh cả đời chỉ cúc cung tận tụy vì sự nghiệp phục hưng Hán thất, một lòng phò tá Lưu Thiện chứ chưa bao giờ có dã tâm soán đoạt ngôi vị.

Chuyên trang phân tích lịch sử Trung Quốc Qulishi cũng cho rằng, Khổng Minh tuy rằng sở hữu tài năng bất phàm, tuy nhiên một khi lên ngôi xưng đế thì chưa chắc đã có được sự ủng hộ, thậm chí còn có nguy cơ đẩy Thục Hán vào hiểm cảnh vì nhiều nguyên nhân sâu xa.

Không cần xưng đế, Khổng Minh vẫn có đủ điều kiện để thực hiện lý tưởng

Nếu Gia Cát Lượng phế Lưu Thiện để lên ngôi xưng đế, Thục Hán sẽ nhanh chóng diệt vong? - Ảnh 2.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Sau thất bại ở trận Di Lăng trước Đông Ngô, Lưu Bị trở về thành Bạch Đế và u uất tới mức sinh bệnh.

Tới năm 223, khi biết rằng bản thân đã không thể cầm cự được lâu dài, ông liền ủy thác người kế nghiệp Lưu Thiện cho hai đại thần là Lý Nghiêm và Gia Cát Lượng.

Bấy giờ, Lưu Bị từng nói với Gia Cát Lượng rằng:

"Tài Thừa tướng gấp mười Tào Phi, tất yên định được nhà nước, làm nên việc lớn. Đối với con trẫm, nếu có thể giúp được thì giúp, nếu nó bất tài, hãy tự thay đi".

Lời ủy thác năm nào của Lưu Bị ở thành Bạch Đế đã trao cho Gia Cát Lượng vị trí dưới một người, trên vạn người sau khi Lưu Thiện chính thức lên ngôi.

 

Hơn nữa, lý tưởng chính trị của Khổng Minh và Lưu Bị lúc sinh thời luôn luôn đồng nhất. Tất cả những điều này đã trở thành nền tảng vững chắc để Gia Cát Lượng tiếp tục phò tá Lưu Thiện trên con đường phục hưng Hán thất.

Thực tế là sau khi nắm trong tay quyền quyết định chính sự của Thục Hán, Khổng Minh trên cơ bản đã có thể loại bỏ những sự quấy nhiễu từ các yếu tố khác để chuyên tâm dốc sức cho nghiệp lớn Bắc phạt.

Một khi đã có đủ điều kiện để thực hiện điều này, ông cũng không việc gì phải mạo hiểm để soán ngôi Lưu Thiện, mang trên mình tiếng xấu là loạn thần tặc tử.

Một khi Gia Cát Lượng xưng đế, Thục Hán sẽ càng nhanh chóng trượt dài trên đà diệt vong

Theo Qulishi, Gia Cát Lượng thân là đại thần ủy thác, vì để bảo vệ hình tượng trung thần nên dù thể nào cũng không tiện xưng đế.

 

Điểm đáng lưu ý hơn còn nằm ở chỗ, nội bộ chính quyền Thục Hán lúc bấy giờ không phải tất cả đều đồng thuận theo phe Khổng Minh.

Trên thực tế, Khổng Minh khi ấy là người đứng đầu của tập đoàn Kinh Châu, nhưng quyền nắm trọng binh lại thuộc về tập đoàn Ích Châu do đại thần Lý Nghiêm cầm đầu, ngoài ra vẫn còn một vài phe phái nhỏ lẻ khác.

Mặc dù những nhân vật kỳ cựu như Lý Nghiêm hay Triệu Vân đều lần lượt qua đời trước, thế nhưng sự tồn tại của những phe cánh nói trên vẫn khiến Khổng Minh không thể không lưu tâm.

Vì vậy một khi Gia Cát Lượng phế Lưu Thiện để tự mình xưng đế, nội bộ Thục quốc ắt sẽ phát sinh nội loạn.

Nếu Gia Cát Lượng phế Lưu Thiện để lên ngôi xưng đế, Thục Hán sẽ nhanh chóng diệt vong? - Ảnh 4.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Hơn nữa từ sau thất bại ở trận Di Lăng, Thục Hán đã phải gánh chịu sự suy yếu không hề nhỏ trên phương diện quốc lực.

 

Do đó giả sử Gia Cát Lượng lên ngôi và thành công dẹp yên các phe phái trong nội bộ triều đình thì quốc lực vẫn sẽ khó có thể khôi phục.

Chưa dừng lại ở đó, việc một đại thần phế bỏ Hoàng đế để tự lập làm vua hoàn toàn có thể trở thành cái cớ khiến cho các thế lực thù địch xuất binh chinh phạt, đặc biệt là Tào Ngụy và Đông Ngô.

Vì vậy nếu suy xét một cách tổng quan, với tài năng của Gia Cát Lượng, ông hoàn toàn nắm trong tay năng lực để xưng đế, đồng thời dẹp yên mọi sự phản đối bên trong nội bộ, từ đó thành công ngồi lên ngai vàng.

Thế nhưng một khi điều này xảy ra, cả Đông Ngô và Tào Ngụy chắc chắn sẽ không để yên. Cho nên Khổng Minh một khi dám phế Lưu Thiện ắt sẽ gặp phải sự đả kích mạnh mẽ liên minh Ngô – Ngụy.

Nếu không hóa giải được mối đe dọa từ hai thế lực nói trên, Thục Hán chắc chắn sẽ gặp phải mối họa diệt quốc.

 

Vì vậy, một Gia Cát Lượng có tầm nhìn xa trông rộng hẳn từ sớm đã nhìn ra được viễn cảnh u tối này.Cho nên ngay ở vào thời điểm Lưu Bị cho ông quyền phế lập, Khổng Minh đã một mực từ chối và thề sẽ tận tâm trung thành với Lưu Thiện cho tới cuối cùng.

Nếu Gia Cát Lượng phế Lưu Thiện để lên ngôi xưng đế, Thục Hán sẽ nhanh chóng diệt vong? - Ảnh 6.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Và thực tế lịch sử cũng đã chứng minh, việc Gia Cát Lượng phế Lưu Thiện để tự mình xưng đế vĩnh viễn chỉ có thể là giả thiết của hậu thế. Bởi vị Thừa tướng cúc cung tận tụy ấy đã tận tâm tận lực cống hiến cho Thục Hán tới hơi thở cuối cùng.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm