Nếu mặt trời được thay thế bằng Rigel trong 1 giây, điều gì sẽ xảy ra trên Trái Đất?
Bí ẩn về hành tinh ‘sinh đôi’ với Trái Đất, nằm ngay trong Hệ Mặt Trời nhưng không phải sao Hỏa / Rùng mình thứ có thể nuốt chửng Trái Đất ngay trong hệ Mặt Trời
Có thể có một số độc giả chưa biết nhiều về Rigel, vì vậy trước tiên, cần phải giới thiệu sơ qua về nó.
Rigel là một ngôi sao trong chòm sao Orion (Lạp Hộ), nó có tên khoa học là Beta Orionis. Nó là một ngôi sao siêu khổng lồ màu xanh lam - siêu sao xanh sáng nhất trên bầu trời. Nó có đường kính gấp 77 lần mặt trời của chúng ta và độ sáng gấp 130.000 lần mặt trời của chúng ta. Nó cách chúng ta 893 năm ánh sáng và là ngôi sao sáng thứ bảy trên bầu trời.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu mặt trời của chúng ta được thay thế bằng Rigel, dù chỉ là 1 giây?
Rigel là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Lạp Hộ, là ngôi sao sáng thứ 7 trên bầu trời đêm, và ngôi sao cực siêu khổng lồ xanh, với cấp sao biểu kiến 0,18. Mặc dù theo định danh Bayer nó có ký hiệu "beta", sao Rigel luôn luôn sáng hơn ngôi sao Alpha Orionis. Người Trung Hoa cổ đại gọi nó là sao Sâm số 7.
Bán kính của Rigel là hơn 50 triệu km và khi nó thay thế vị trí của mặt trời, bề mặt của sẽ nó gần như chạm tới quỹ đạo của Sao Thủy, do đó Sao Thủy sẽ bị nuốt chửng trong tích tắc, và ánh sáng từ nó sẽ tới Trái Đất chỉ sau hơn 5 phút thay vì 8 phút như mặt trời của chúng ta.
Với cường độ sáng gấp 130.000 lần mặt trời của chúng ta, khi ngôi sao này thay thế mặt trời trong 1 giây và những tia sáng của nó tới Trái Đất sẽ tương đương với việc phải hấp thụ năng lượng của 36 giờ chiếu sáng của mặt trời trong 1 giây. Gần như chắc chắn rằng bạn sẽ ngay lập tức trở thành một quả cầu lửa và bốc hơi một cách nhanh chóng.
Rigel là một ngôi sao biến thiên (độ sáng biểu kiến của nó thay đổi liên tục) và được coi là một ngôi sao kiểu Alpha Cygni. Alpha Cygni là tên gọi đại diện cho loại ngôi sao nguyên mẫu tiêu biểu có độ sáng biến thiên. Tên Rigel này xuất phát từ một cụm từ tiếng Ả Rập, "Rijl Jauzah al Yusrā," có nghĩa là "Chân trái của Jauzah", theo cuốn sách "Tên ngôi sao: truyền thuyết và ý nghĩa của chúng" của Richard Hinckley Allen (2013). Cụm từ đôi khi cũng được dịch là "Chân trái của người khổng lồ", ám chỉ chòm sao Orion, mà Rigel là một phần của chòm sao này.
Mọi thứ trên mặt đất đầy nắng sẽ bốc cháy, nhà cửa, đường sá, rừng cây, sông ngòi và đại dương ngay lập tức bốc hơi, và bầu khí quyển sẽ bị cuốn đi.
Tuy nhiên nếu bạn ở phía bên kia Trái Đất và mọi thứ đang là ban đêm thì có lẽ mọi sự vẫn bình yên và chưa bị ảnh hưởng ngay lập tức.
Làn sóng nóng đến từ phía bên kia của Trái Đất sẽ hoành hành khắp thế giới trong vài giờ tới và gió sẽ rất mạnh. Hầu hết mọi người đang trong giấc ngủ sẽ dính vào cơn bão nóng. Ngay cả khi bạn không bị bỏng cho đến chết thì bạn cũng sẽ bị nghiền nát cho đến chết hoặc chết ngạt vì cơn bão này, do đó không một ai trên Trái Đất, không một loài động vật hay thực vật nào có thể sống sót.
Khối lượng mà Trái Đất mất đi sẽ dẫn đến sự rối loạn chuyển động của các mảng kiến tạo. Sẽ có những trận động đất lớn và siêu núi lửa ở khắp mọi nơi trên hành tinh xanh của chúng ta, và toàn bộ bề mặt Trái Đất sẽ phải trải qua một quá trình thay đổi lớn.
Nếu bạn tình cờ du hành đến sao Diêm Vương trong khoảng thời gian này, bạn chắc chắn sẽ không nhận ra Trái Đất lúc là hành tinh quê hương của mình khi quay trở lại.
Rigel đã được nghiên cứu khá kĩ bằng các đo đạc chính xác nhờ phương pháp thị sai: ước lượng qua quang phổ các nhà thiên văn thu được giá trị khoảng cách từ Trái Đất đến nó vào khoảng 700 và 900 năm ánh sáng (210 và 280 parsec), và dữ liệu từ vệ tinh Hipparcos với giá trị "tin cậy nhất" là 773 năm ánh sáng (237 pc), với sai số biên khoảng 19%.
Rigel là ngôi sao sáng nhất trong vùng lân cận với Mặt Trời; ngôi sao gần nhất mạnh hơn nó là Naos, cách Trái Đất 1.100 năm ánh sáng trong chòm sao Thuyền Vĩ. Ngôi sao Rigel rất sáng khi ở vị trí cách nó 1 đơn vị thiên văn, nó là một quả cầu chiếu sáng không thể tưởng tượng được. Công suất thông lượng bằng 100 MW/m2 hay 10 kW/cm2, trong khi của Mặt Trời bằng 1,4 kW/m2. Công suất thông lượng ở khoảng cách này bằng với công suất thông lượng từ một que hàn ở khoảng cách chỉ vài milimét; bất kì vật nào nằm gần ngôi sao trong khoảng cách này sẽ bị bốc hơi và thổi ra xa bởi gió sao cực mạnh. Với độ sáng và sự di chuyển của mình trong vùng tinh vân, Rigel làm sáng lên một số đám mây bụi trong vùng lân cận chung của nó, nổi bật nhất là IC 2118 (tinh vân Đầu Phù thủy - the Witch Head Nebula). Rigel cũng kết hợp với tinh vân Lạp Hộ, mặc dù khoảng cách từ Trái Đất đến tinh vân gấp hai lần khoảng cách đến Rigel nhưng hai thiên thể nằm khá gần nhau trong chòm sao Lạp Hộ nếu nhìn từ Trái Đất. Tuy có khoảng cách khác nhau như vậy, quỹ đạo chuyển động của Rigel trong không gian trong tương lai có thể sẽ gần lại với tinh vân khi nhìn từ Trái Đất. Từ đó có thể phân loại Rigel là thành viên bên ngoài thuộc tập hợp Orion OB1 (Orion OB1 Association), cùng với nhiều thiên thể sáng khác trên bầu trời; cụ thể hơn, nó là thành viên của tập hợp Taurus-Orion (Taurus-Orion R1 Association), với nhóm OB1 là những ngôi sao nằm gần tinh vân và hình thành gần đây. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất