Khám phá

Nga "truy tìm" virus thời tiền sử trong xác ngựa bị chôn vùi 4500 năm dưới băng vĩnh cửu

Các nhà khoa học Nga đang nghiên cứu các loại ‘virus thời tiền sử’ bằng cách phân tích xác các loài động vật bị chôn vùi hàng chục nghìn năm dưới lớp băng vĩnh cửu.

"Xác ướp" khủng long dần lộ diện / Xác định ngày mất chính xác của Chúa Giêsu

Theo The Guardian, phòng thí nghiệm Vektor có trụ sở ở Siberia (Nga) tuyên bố mục đích của dự án nghiên cứu này nhằm nhận diện các loại virus thời tiền sử, đồng thời tiến hành nghiên cứu nâng cao về sự tiến hóa của virus.

Từng là trung tâm phát triển vũ khí sinh học thời Liên Xô, phòng thí nghiệm Vektor là một trong hai cơ sở duy nhất trên thế giới lưu giữ virus đậu mùa. Vektor đã phát triển một loại vắc-xin chống lại virus corona, EpiVacCorona, được cấp phép vào tháng 10 tại Nga và dự kiến bắt đầu sản xuất hàng loạt vào cuối tháng này.

Được biết, phòng thí nghiệm Vektok sẽ hợp tác với Đại học Yakutsk nhằm phân tích các mô được lấy ra từ xác một con ngựa thời tiền sử, vốn từng sống cách đây 4500 năm. Nó được phát hiện vào năm 2009 ở Yakutia, thuộc Siberia - nơi thường xuyên phát hiện ra xác của các loài động vật thời kỳ đồ đá cũ, bao gồm cả voi ma mút.

Nhóm nghiên cứu tuyên bố, họ sẽ tiếp tục lấy mẫu voi ma mút lông xoăn Malolyakhovsky 28.800 năm tuổi, nai sừng xám Omoloy, chó Tumat, chim và một số động vật gặm nhấm cổ đại. Những mẫu vật này được khai quật khi lớp băng vĩnh cửu ở phía bắc Yakutia tan chảy.

Nga truy tìm virus thời tiền sử trong xác ngựa bị chôn vùi 4500 năm dưới băng vĩnh cửu - Ảnh 1.
Xác ngựa Verkhoyansk thời tiền sử được tìm thấy tại vùng đông bắc Yakutia

Trên thực tế, xác của các loài động vật nói trên từng được phân tích để nghiên cứu các loài vi khuẩn cổ đại. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên họ nghiên cứu về virus từ các mẫu vật đó. Cụ thể, phòng thí nghiệmVektok sẽ cô lập các axit nucleic và tiến hành giải trình tự gene, giúp các nhà khoa học nắm thông tin về tính đa dạng sinh học của các vi sinh vật trong mẫu.

"Nếu các axit nucleic được vẫn còn nguyên vẹn, chúng tôi có thể lấy dữ liệu về thành phần cấu tạo và biết chúng đã thay đổi như thế nào. Chúng tôi sẽ xác định được tiềm năng dịch tễ học của những mầm bệnh đang tồn tại ngày nay", nhóm nghiên cứu cho biết.

Các nhà khoa học cho biết Bắc Cực đang ấm lên nhanh gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu, gây nguy hiểm cho các loài động vật hoang dã bản địa cũng như giải phóng carbon được lưu trữ trong lớp băng vĩnh cửu đang tan chảy.

Nga truy tìm virus thời tiền sử trong xác ngựa bị chôn vùi 4500 năm dưới băng vĩnh cửu - Ảnh 2.

Răng và mũi của con gấu thời tiền sử vẫn còn nguyên vẹn sau hàng chục nghìn năm nằm dưới lớp băng vĩnh cửu.

Vào tháng 9/2002, các nhà khoa học Nga đã phát hiện xác ướp của hai con gấu hang động khổng lồ, bao gồm một con gấu hang động trưởng thành và một con gấu con từng sống cách đây 39000 năm tại vùng Siberia.

 

Được biết, do bị chôn vùi hàng chục nghìn năm dưới lớp băng vĩnh cửu của Siberia, xác ướp của gấu hang động được các nhà nhà khoa học Nga tìm thấy trong tình trạng "hết sức hoàn hảo", thậm chí vẫn còn giữ nguyên được các mô mềm và cơ quan nội tạng. Các nhà khoa học đã gọi đây là phát hiện "mang tầm thế giới".

Năm 2018, các nhà khoa học đã tìm thấy xương một chú chó từ thời tiền sử, với niên đại vào khoảng 18.000 năm tuổi bên dưới lớp băng vĩnh cửu ở vùng Viễn Đông của Nga. Trong quá khứ, các nhà khoa học Nga từng tìm thấy hóa thạch voi ma mút có niên đại 30.000 năm tuổi.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm