Ngắm chợ Bến Thành, hồ Con Rùa – biểu tượng trăm tuổi của Sài Gòn trước khi "thay áo" mới
Phát hiện tác phẩm điêu khắc bằng phấn 5.000 năm trong mộ của ba đứa trẻ thời kỳ đồ đá / Bí mật đường sắt ngầm, cuộc đào thoát tìm tự do của nô lệ ở miền Nam nước Mỹ
Giữa dòng chảy hiện đại, nhiều công trình kiến trúc cổ của TP.HCM dần chìm vào lãng quên. Tuy vậy, chúng ta vẫn thấy tàn dư của một thời vàng son, những công trình kiến trúc độc đáo tồn tại hàng trăm năm, là niềm tự hào của TP.HCM và luôn được nhắc đến mỗi khi đặt chân tới như Chợ Bến Thành, nơi được ví như Les Halles giữa lòng Paris.
Tồn tại hơn 100 năm, được nhiều người xem là biểu tượng của TP.HCM, thế nhưng hiện nay chợ Bến Thành đã có dấu hiệu xuống cấp, tiểu thương phải giăng bạt, dùng chậu để chống dột.
Mới đây, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Hòa Bình đã chỉ đạo các ngành liên quan tiến hành cải tạo, chỉnh trang lại chợ Bến Thành (quận 1).
Để thực hiện, ông Bình giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế nhằm triển khai ý tưởng chi tiết hơn để báo cáo UBND TP.
Ngoài ra, UBND quận 1 phối hợp với Ban quản lý, đơn vị tư vấn triển khai thực hiện phương án thiết kế chi tiết như thống kê các gian hàng, tiểu thương kinh doanh, các nội dung đề xuất thay mới, sửa chữa, cải tạo, chỉnh trang hoặc trùng tu: nền chợ, hệ thống cấp thoát nước, điện, chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy.
Trong chợ nhiều chỗ đã xuống cấp
Kiểm định hệ thống kết cấu chịu lực của mái và hệ thống tường bao, điều chỉnh chiều cao mái để thông thoáng và lấy sáng, lợp mái ngói thay thế mái tôn giả ngói hiện trạng, trùng tu 4 cổng chính...
Nhiều người dân buôn bán lâu năm tại đây tỏ ra vui mừng khi ngôi chợ chuẩn bị thay áo mới, thế nhưng họ hy vọng sự thay đổi này vẫn giữ nguyên được nét cổ xưa vốn có của khu chợ.
Anh Dương Minh Đức (quận 10, TP.HCM) gắn bó với chợ Bến Thành từ lúc còn bé, đối với anh nơi này có nhiều kỷ niệm không thể quên. Anh chia sẻ: “Ngày xưa khu chợ này là 4 mặt Đông, Tây, Nam, Bắc, nhộn nhịp lắm, có điều lúc đó còn lụp xụp, sau này cũng có lúc trùng tu lại nhưng đến nay thì nó lại xuống cấp. Thời đó thì biểu tượng đồng hồ của chợ chưa nổi mấy, bây giờ nó trở biểu tượng của cả miền Nam, mình ở đây thấy tự hào lắm. Khi nghe tin sẽ được chỉnh trang lại thì vui hơn nữa, vì giờ chợ cũng cũ lắm, mưa hay dột, nhưng làm sao làm vẫn giữ nguyên hiện trạng, giữ lại nét cổ xưa.”
“Ngày xưa mái ngói giờ đổi mái tôn nên nóng lắm. Chợ này cũng cả trăm tuổi rồi, xuống cấp nhiều rồi. Chỉnh trang lại tốt thôi, chợ sạch sẽ, không dột, khách du lịch sẽ tới nhiều hơn. Hy vọng sửa chữa nhưng vẫn giữ lại hiện trạng để kỷ niệm.”,cô Trần Thị Hương (tiểu thương chợ Bến Thành, quận 1, TP.HCM) nói.
Sau bến Bạch Đằng, hồ Con Rùa hứa hẹn trở thành một điểm đến hấp dẫn cho người dân thành phố và du khách khi đến TP.HCM.
Hồ Con Rùa có tên chính thức Công Trường Quốc Tế (quận 1, TP.HCM) là vòng xoay giao thông nối đường Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân. Xây dựng từ những năm 1965 – 1967, trải qua hơn 50 năm, Hồ Con Rùa được xem là một công trình văn hóa – lịch sử, từng chứng kiến rất nhiều sự kiện của lịch sử nước ta.
Hồ Con Rùa được xem là một công trình văn hóa – lịch sử, từng chứng kiến rất nhiều sự kiện của lịch sử nước ta.
Thiết kế theo kiểu kiến trúc hình bát giác, chia ô bằng những bờ bao trên một hồ nước, Hồ Con Rùa được xem như một công viên, là điểm dừng chân nghỉ ngơi và dạo chơi yêu thích của người dân, đặc biệt là giới trẻ cũng như du khách đến với Sài Gòn.
Trước đó ngày 11-5-2020, UBND quận 3 có văn bản trình UBND TP.HCM về việc xin chủ trương cải tạo, nâng cấp vỉa hè khu vực hồ Con Rùa bằng nguồn vốn xã hội hóa. Đến tháng 2-2022 đề án này đã được TP chấp thuận.
Cụ thể, phạm vi thực hiện là vỉa hè đường Phạm Ngọc Thạch, vỉa hè đường Trần Cao Vân, vỉa hè đường Võ Văn Tần, vỉa hè vòng xoay Công Trường Quốc Tế với tổng chiều dài vỉa hè 750m. Bề rộng vỉa hè sẽ từ 5,7 đến 6m.
Đề án sẽ cải tạo mới 107 bồn cây, xây dựng 150 mét vuông mảng xanh liên bồn và mảng xanh sát tường rào; nâng cao độ và thay khuôn nắp 64 hầm ga hiện hữu, sử dụng nắp hầm ga và miệng thu nước bằng gang để tăng tính thẩm mỹ.
Dự kiến tổng mức đầu tư cho dự án là 50 tỉ đồng từ nguồn xã hội hóa 100%. Dự án do quận 3 phụ trách, phấn đấu đến ngày 30-4 sẽ khởi công và dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng nhân dịp Quốc khánh 2-9.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ