Ngắm 'siêu ngựa' cực hiếm tại vùng đất băng giá Siberia
Siberia được biết tới là một trong những vùng đất băng giá nhất thế giới. Nhiệt độ tại đây vào mùa đông thường dao động ở mức -70 đến -60 độ C. Với sự khắc nghiệt của thời tiết như vậy, có bao giờ bạn đặt ra câu hỏi liệu nơi này có tồn tại sự sống của con người và động vật.
Cá sấu bơi lội trong nước với dao găm cắm chặt trên đầu / Về Mường So ăn đặc sản… lá ngón

Câu trả lời ở đây là có. Tại khu vực này, tộc người Yakut vẫn sinh hoạt như bình thường với sự trợ giúp đắc lực của loài siêu ngựa cực kỳ quý hiếm mà người ta vẫn thường gọi là siêu ngựa Yakut.

Loài ngựa này có lớp lông rất dài và dày, giúp chúng chịu đựng được cái lạnh tê tái khiến mọi vật đóng băng.

Một siêu ngựa sáu tháng tuổi có thể nặng 105kg. Sau 30 tháng con số này sẽ tăng lên tới khoảng 165kg.

Khi trưởng thành, chúng có thể nặng tới 228kg và lớp lông giữ nhiệt sẽ dài khoảng 8cm.

Một khoảnh khắc hiếm hoi có ánh nắng mặt trời vào mùa đông ở vùng Siberia. Được biết, ban ngày tại đây chỉ kéo dài khoảng 3 giờ.

Siberia lạnh đến mức từng sợi lông mi của những con ngựa này cũng bị đóng băng.


Người Yakut nuôi dưỡng loài siêu ngựa này để lấy sữa và thịt trong mùa đông.

Vì bản chất quý hiếm của nó nên ngày nay, nhiều nhà lai tạo ngựa đã tới đây để nghiên cứu và tìm cách nhân giống loại ngựa này.

Lớp lông dài và dày của siêu ngựa Yakut có thể chịu được cái lạnh -70 độ C.

Thông thường chúng ăn những loài thực vật mọc sâu bên dưới lớp tuyết dày.

Một người chăn ngựa đang chải lông cho một siêu ngựa Yakut.

End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'
Cột tin quảng cáo