Ngàn góc 'sống ảo' cực chất ở ngôi chùa đầu tiên được xây dựng tại Tây Nguyên
Vẻ cổ kính bí ẩn ở ngôi đình trăm tuổi ‘hợp nhất’ với cây bồ đề ở Tiền Giang / Quy Nhơn được ví như "thiên đường du lịch" trên báo Australia
Tọa lạc ngay tại trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, chùa Sắc Tứ Khải Đoan còn được người dân gọi là chùa Lớn, chùa Tỉnh Hội… Ngôi chùa được khởi công xây dựng vào năm 1951, theo lệnh của Đoan Huy Hoàng Thái hậu (vợ vua Khải Định), đồng thời cũng là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng trên mảnh đất cao nguyên nắng và gió.
Tương truyền, cái tên Khải Đoan được ghép từ tên của vua Khải Định và vợ của ông - hoàng thái hậu Đoan Huy.(Ảnh: captainessy)
Bao trọn trên tổng diện tích gần 7 mẫu đất, chùa Khải Đoan là công trình Phật giáo đồ sộ, nổi bật tại Đắk Lắk. Trải qua nhiều năm liên tục trùng tu, xây dựng thêm, ngôi chùa hiện nay đã trở thành một điểm đến được nhiều du khách viếng thăm khi có dịp ghé qua thành phố Buôn Ma Thuột.
Chùa sắc tứ Khải Đoan tọa lạc tại địa điểm số 117 đường Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. (Ảnh: captainessy)
Chùa Khải Đoan được xây dựng bởi những người thợ khéo léo ở cố đô Huế, khi đến đây, du khách sẽ bị ấn tượng bởi một không gian mang dáng dấp của lối kiến trúc cung đình Huế. Dựa trên phong cách cổ kính của cố đô kết hợp với thiết kế nhà sàn của Tây Nguyên và nhà dài của người Ê Đê, chùa Khải Đoan hiện lên như một công trình đầy độc đáo, kỳ công.
Khải Đoan cũng là ngôi chùa cuối cùng ở Việt Nam được phong Sắc Tứ của chế độ phong kiến.( Ảnh: dung.tran26011986)
Một nửa phần trước của chùa mang hình ảnh những ngôi nhà dài đặc trưng tại địa phương với cấu trúc là kiểu cột kèo theo nhà rường Huế, nửa sau chùa được xây dựng theo lối hiện đại.
Chùa Sắc Tứ Khải Đoan trở thành một trong những ngôi chùa lớn và lâu đời bậc nhất tại Buôn Ma Thuột. (Ảnh: dang.thuyhuyen)
Các gian của chùa được xây dựng nối tiếp nhau, đồ sộ và uy nghi với chất liệu chủ yếu bằng gỗ. Màu sắc nâu trầm của chất liệu này càng tô đậm cho vẻ trầm mặc, nghiêm trang của một nơi thờ tự linh thiêng. Từng bức tường, cột chùa đều được khắc lên những họa tiết tinh xảo, cầu kỳ nhưng vô cùng hài hòa với không gian chung.
Vật liệu được sử dụng trong chùa hầu hết là gỗ. (Ảnh: @nhn2803)
Từ cấu trúc chung cho đến những hoa văn tiểu tiết, ngôi chùa đều khiến khách tham quan phải trầm trồ khi chiêm ngưỡng.
Ngôi chùa mang dáng dấp kiến trúc cung đình Huế. (Ảnh: an_nuoc_bong)
Các họa tiết trang trí cũng được chăm chút vô cùng tỉ mỉ. (Ảnh: whisperthroughfilm)
Một góc chùa Khải Đoan với những gian nhà tiếp nối nhau. (Ảnh: mai_p_n)
Vẻ đẹp của ngôi chùa là sự kết hợp giữa giao thoa kiến trúc, hài hòa với thiên nhiên và đặc biệt nhất chính là cái hồn của lịch sử cổ kính, lưu truyền cho đến ngày nay.
Chùa Khải Đoan còn là điểm chụp ảnh yêu thích của du khách. (Ảnh: Bao Tran)
Có rất nhiều góc chụp độc đáo quanh chùa đủ để du khách tạo ra cả một bộ sưu tập ảnh. (Ảnh: normaltus)
Chùa Khải Đoan với hơn một nửa thế kỷ tồn tại cùng bao thăng trầm không chỉ là một nơi thờ tự tôn giáo, mà còn là “chứng nhân” cho một phần lịch sử còn sót lại thời xa xưa, một công trình lưu giữ những nét đẹp của kiến trúc mang đậm bản sắc dân tộc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam có loài sinh vật kỳ dị bậc nhất thế giới, có khả năng khó tin, hiếm người bắt gặp được
Loài thú quý hiếm bậc nhất ngỡ đã tuyệt chủng bỗng tái xuất thần kỳ ở Việt Nam, khiến cả thế giới sốt sắng
Người đàn ông bỗng tìm thấy 'kho báu' trong sân nhà, ai ngờ là bảo vật quốc gia không tiền nào mua nổi
Sự thật ngỡ ngàng về cây gỗ hóa thạch lớn nhất Việt Nam: Nặng đến 8 tấn, quý như kim cương, triệu năm không kiếm được!
Mất 7 năm gom được hơn 15 tấn gỗ mun, vị đại gia làm được bộ bàn ghế 'để đời' giá chục tỷ: Chiếc bàn là 4 tấn gỗ qúy
Chính điện bằng gỗ lim lớn nhất Việt Nam có nột thất dát vàng: 301 cột gỗ lim nguyên khối, ôm hai người mới hết