Khám phá

Ngất ngây cảnh sắc 'thiên đường' ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì

Bắt đầu từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 là thời điểm bước vào “mùa vàng”, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì (Hà Giang) lại trùng trùng điệp điệp nhuộm vàng cả vùng đẹp ngỡ ngàng khó có thể rời mắt.

Xao xuyến trước cảnh đẹp như tranh vẽ của đồi cỏ hồng hoang sơ ở Đức Trọng / Cảnh đẹp ngoạn mục ở ao muối cổ đại - nơi sản xuất loại muối chữa bệnh quý giá

Ngất ngây cảnh sắc 'thiên đường' ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì ảnh 1

Hoàng Su Phì là một huyện biên giới nằm ở phía tây của tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang hơn 100km. Nơi đây có địa hình đa dạng, phức tạp, bị chia cắt mạnh tạo nên hệ thống cảnh quan thiên nhiên ấn tượng với những dãy núi kỳ vĩ, những cánh rừng nguyên sinh trùng trùng điệp điệp nối tiếp nhau đan xen cùng những thửa ruộng bậc thang chạy dài tít tắp phủ khắp núi đồi.

Ngất ngây cảnh sắc 'thiên đường' ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì ảnh 2

Nằm ở nơi có địa hình cao, có tới một phần ba dân số của huyện sống trong vùng rất khó khăn, kinh tế chính dựa vào nông nghiệp với định hướng trồng chè shan tuyết và thảo quả, chăn nuôi trâu bò. Tuy nhiên, ngành du lịch ở Hoàng Su Phì đã phát triển rất mạnh kể từ khi ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 2012 và trở thành điểm du lịch quan trọng của tỉnh Hà Giang.

Ngất ngây cảnh sắc 'thiên đường' ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì ảnh 3

Điểm nhấn của Hoàng Su Phì là danh thắng ruộng bậc thang trải đều ở 24 xã, thị trấn với tổng diện tích trên 9.000 ha đã được cộng đồng các dân tộc trong huyện tôn tạo phát triển qua hàng trăm năm, trong đó có 675 ha tại 11 xã đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Danh thắng Quốc gia.

Ngất ngây cảnh sắc 'thiên đường' ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì ảnh 4

Hoàng Su Phì có tới 12 dân tộc thiểu số sinh sống, đông nhất là dân tộc Nùng với hơn 38%, dân tộc Dao là 22%, H'Mông 13%, còn lại là các dân tộc khác. Hoàng Su Phì còn là địa bàn sinh sống của rất đông người dân tộc La Chí.

Ngất ngây cảnh sắc 'thiên đường' ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì ảnh 5

Vẻ đẹp trù phú, nên thơ của mùa lúa chín, cùng với nét lãng mạn trong tiết trời mùa thu đã tạo nên một Hoàng Su Phì đầy cuốn hút. Đây cũng là thời điểm khách du lịch đến ruộng bậc thang đông nhất trong năm.

Ngất ngây cảnh sắc 'thiên đường' ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì ảnh 6

Người dân vẫn thu hoạch lúa bằng các phương pháp thủ công như dùng liềm cắt, máy tuốt lúa bằng chân hoặc máy đập.

 

Ngất ngây cảnh sắc 'thiên đường' ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì ảnh 7

Lúa ở Hoàng Su Phì thường không bao giờ thu hoạch sớm. Người dân thường để lúa chín già, vàng óng mới thu hoạch.

Ngất ngây cảnh sắc 'thiên đường' ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì ảnh 8

Những thửa ruộng bậc thang xếp tầng tầng lớp lớp, phủ kín những ngọn đồi giống như một tác phẩm nghệ thuật đầy ấn tượng.

Ngất ngây cảnh sắc 'thiên đường' ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì ảnh 9

Hình ảnh màu vàng xen lẫn màu xanh giữa núi rừng rộng lớn đẹp như một bức tranh.

Ngất ngây cảnh sắc 'thiên đường' ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì ảnh 10

Người dân tộc Dao Đen nhảy múa trên những cánh đồng lúa chín ở Bản Luốc.

Ngất ngây cảnh sắc 'thiên đường' ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì ảnh 11

Cánh đồng lúa đang được thu hoạch ở bản Phùng.

 

Ngất ngây cảnh sắc 'thiên đường' ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì ảnh 12
Người dân tranh thủ gặt lúa khi có nắng lên.
Ngất ngây cảnh sắc 'thiên đường' ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì ảnh 13

Những đường cong mềm mại, uốn lượn với núi rừng.

Ngất ngây cảnh sắc 'thiên đường' ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì ảnh 14

"Mình di chuyển 9 tiếng đồng hồ để đến Hoàng Su Phì ngắm lúa vàng. Thật sự không lãng phí khi cảnh sắc mùa vàng nơi đây giống như "thiên đường" vậy", chị Hằng (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ.

Ngất ngây cảnh sắc 'thiên đường' ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì ảnh 15

"Tháng 9, tháng 10 du khách đến Hoàng Su Phì rất đông, chỗ ở bên mình luôn hết phòng, đặc biệt vào ngày cuối tuần. Tuy nhiên cả năm cũng chỉ có một vụ này. Ở đây nhiều người dân tộc như mình cũng chuyển sang làm du lịch, tuy nhiên đường xá di chuyển khó khăn nên cơ sở vật chất còn thiếu nhiều thứ", anh Chiêm, người dân tộc Dao Đỏ, chủ một homestay ở xã Thông Nguyên (huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang) chia sẻ.

Ngất ngây cảnh sắc 'thiên đường' ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì ảnh 16

Với những ai luôn tất bật với bộn bề cuộc sống thì những ngày trải nghiệm ở Hoàng Su Phì vào mùa thu là những ngày "sống trên mây", nhẹ nhàng, chậm rãi với mùa lúa chín vàng.

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì nằm trên địa bàn 24 xã, trong đó ruộng bậc thang ở 11 xã được xếp hạng Danh thắng cấp quốc gia, gồm: Bản Phùng, Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Hồ Thầu, Nậm Ty, Thông Nguyên, Tả Sử Choóng, Bản Nhùng, Pố Lồ, Thàng Tín và Nậm Khòa.

 

Đặc biệt, Bản Phùng được đánh giá là nơi có ruộng bậc thang đẹp nhất. Năm 2012, Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức cấp bằng công nhận Di tích Quốc gia.

Từ ngày 16/9 đến hết tháng 9 tại huyện Hoàng Su Phì, UBND huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang tổ chức Tuần văn hóa du lịch “Qua những miền di sản ruộng bậc thang” Hoàng Su Phì năm 2023.

Tuần văn hóa du lịch là hoạt động định kỳ hàng năm gắn với mùa lúa chín với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch độc đáo để giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và tiềm năng du lịch của tỉnh Hà Giang tới đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

- Video: Những bức ảnh bí ẩn nhất thế giới, tới nay vẫn chưa có lời giải.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm