Ngày chết chóc nhất lịch sử nhân loại
Quân chủ 'bị ghét' nhất lịch sử Trung Quốc: Chỉ lo yêu chiều thú cưng mà khiến bách tính lầm than, đất nước diệt vong / Những quái vật đáng sợ từng được đồn đại xuất hiện trong lịch sử loài người (P.1)
Một góc hoàng thổ ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. |
Trận động đất xảy ra ở Thiểm Tây, Trung Quốc gần 500 năm về trước được cho là gây ra ngày chết chóc nhất lịch sử nhân loại dù không phải trận động đất có quy mô lớn nhất.
>> Xem thêm: Bằng chứng tinh tinh trải qua thời kì mãn kinh giống con người, làm sáng tỏ sự tiến hóa của dấu hiệu hiếm gặp này
Phá hủy “cái nôi của nền văn minh Trung Quốc”Con người đã sử dụng nhiều cách để tàn phá lẫn nhau từ vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học cho đến lây lan mầm bệnh chết người... Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu, con người chưa thể gây ra mức độ hủy diệt kinh khủng nhất. Thay vào đó, ngày chết chóc nhất trong lịch sử loài người đến từ một thảm họa tự nhiên.
Vào sáng 23/1/1556, một trận động đất dữ dội đã làm rung chuyển tỉnh Thiểm Tây, thời điểm đó được coi là “cái nôi của nền văn minh Trung Quốc”. Trận động đất chỉ kéo dài vài giây nhưng ước tính đã trực tiếp giết chết 100.000 người, kéo theo hàng loạt vụ lở đất, hố sụt, hỏa hoạn... Người dân nơi đây buộc phải di tản nhưng nạn đói vẫn đeo bám đằng sau khiến số người thiệt mạng vì trận động đất lên tới 830.000 người.
>> Xem thêm: EU cấp tốc cùng Việt Nam bảo tồn loài thú cổ đại cực quý hiếm, nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới
Con số này không cao bằng tổng số người chết trong các sự kiện lớn trên thế giới như Chiến tranh Thế giới I và Chiến tranh Thế giới II hay trong những đợt đại dịch, nạn đói, lũ lụt... Tuy nhiên, nếu xem xét mức độ thiệt hại trong một ngày, trận động đất ở Thiểm Tây được coi là chết chóc nhất lịch sử. Sự kiện này còn tên gọi khác là trận động đất Gia Tĩnh vì nó xảy ra dưới thời vua Gia Tĩnh của nhà Minh.
Các nhà nghiên cứu ước tính trận động đất Thiểm Tây mạnh khoảng 8 - 8,3 độ richter. Dù cường đội này tương đối thấp nhưng thảm họa này được xếp loại XI (Cực mạnh) trên thang đo Mercalli sửa đổi. Đây là thang đo mức độ rung chuyển của một trận động đất.
Nhiều trận động đất mạnh hơn xảy ra trước và sau đó. Tuy nhiên, do địa chất và thiết kế đô thị của nơi này vào năm 1556, thảm họa gây ra thiệt hại lớn khác thường cho các thành phố lân cận như Huaxin, Weinan và Huayin. Trận động đất đã gây thiệt hại trên 97 quận thuộc các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Nam.
>> Xem thêm: Tỉnh duy nhất ở Việt Nam tiếp giáp với Lào và Campuchia: Nơi ‘một con gà gáy cả ba nước cùng nghe’
Những ngôi nhà xây trực tiếp trên vách đá hoàng thổ mềm, gọi là 'yaodong'. |
Tâm chấn của trận động đất nằm ở thung lũng sông Wei, nơi có địa chất độc đáo vì nó chạy qua cao nguyên hoàng thổ ở miền Trung Bắc Trung Quốc. Nằm bên dưới sa mạc Gobi, cao nguyên được tạo nên từ hoàng thổ, một loại trầm tích giống như phù sa được hình thành do sự tích tụ của bụi thổi từ sa mạc tới.
Ngày nay, cao nguyên này được biết đến là nơi thường xuyên xảy ra các vụ sạt lở đất gây chết người. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, nhiều ngôi nhà được xây dựng trực tiếp vào vách đá hoàng thổ mềm, tạo nên những hang động gọi là “yaodong”.
Khi trận động đất xảy ra vào sáng sớm, nhiều hang động nhân tạo này đã sụp xuống, chôn vùi người bên trong và gây sạt lở trên khắp cao nguyên. Lở đất chạy dọc theo sườn dốc, được bồi đắp bởi hoàng thổ, kết hợp với rung lắc kéo dài khiến các yaodong ngay cả ở những khu vực bằng phẳng cũng sụp đổ. Hơn nữa, nhiều công trình trong thành phố thời đó làm bằng đá nặng, gây thiệt hại nghiêm trọng.
>> Xem thêm:Tại sao một số đàn ông có lông ngực dày trong khi những người khác lại hiếm?
Có ba đường đứt gãy chính chạy qua khu vực gồm: Đứt gãy Bắc Hoa Sơn, đứt gãy Piedmont và đứt gãy Vị Hà. Theo phân tích địa chất năm 1998 của nhóm nghiên cứu từ Đại học Bắc Kinh về trận động đất năm 1556, đứt gãy Bắc Hoa Sơn đóng vai trò quan trọng trong sự kiện Thiểm Tây vì quy mô và sự dịch chuyển của nó là lớn nhất.
Nghiên cứu của Đại học Bắc Kinh cảnh báo: “Chúng ta cần xem xét khả năng đứt gãy đang hoạt động và chuẩn bị cho một trận động đất lớn khác có thể xảy ra trong khu vực”.
Trận động đất Thiểm Tây đã thôi thúc các nhà khoa học, nhà khảo cổ học tìm kiếm nguyên nhân gây ra động đất và cách giảm thiểu thiệt hại do thảm họa gây ra trong tương lai. Trong khu vực xảy ra thảm họa, con người đã xây dựng các tòa nhà bằng đá cứng, thay thế cho các vật liệu mềm hoặc các vật liệu có khả năng chống động đất như tre, gỗ.
Kể từ đó, Trung Quốc đã và đang nỗ lực để thúc đẩy công tác chuẩn bị ứng phó với động đất. Hồi năm 2019, nước này đã đặt mục tiêu có khả năng phản ứng nhanh với cường độ động đất có thể xảy ra ở một số khu vực vào năm 2020 và đưa các dịch vụ cảnh báo sớm động đất vào sử dụng trên toàn quốc vào năm 2023.
Quốc gia láng giềng với Trung Quốc, Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia chịu nhiều động đất nhất thế giới. Hồi năm 2007, nước này đã cho ra mắt hệ thống trực tuyến EEW trên toàn quốc với hơn 1.000 máy đo địa chấn nằm rải rác khắp cả nước. EEW sẽ phát đi cảnh báo ngắn sau khi các máy đo phát hiện và tính toán ra tâm chấn của trận động đất.
Khi nhân loại đang tiến gần hơn đến những thảm họa sinh thái, rất có thể ngày chết chóc nhất trong lịch sử sẽ phá kỷ lục của thảm họa Thiểm Tây đang âm ỉ từ bên trong hành tinh của chúng ta.
>> Xem thêm: Cuộc sống hiện tại của ông cụ 'hộ nghèo' sở hữu nhà cổ được định giá 2600 tỷ, làm từ 200 tấn gỗ quý hơn vàng
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật đáng sợ sau khi voi già chết: Nếu con người chạm vào sẽ gây ra cảnh tượng kinh hoàng?
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Chuyện sốc giới khoa học: Hồi sinh loài chim đã tuyệt chủng từ 3 thế kỷ trước! Giải mã phương pháp bí ẩn đằng sau!
Sau khi Lưu Bị qua đời, tại sao Gia Cát Lượng bắc phạt đều thất bại? Nghe câu nói của Khương Duy trước khi qua đời là biết ngay
Bác sĩ kiệt xuất của Việt Nam: Dùng ngô, sắn tạo ra kháng sinh penicillin, tên được đặt cho nhiều con đường
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?