5 thiên tài toán học lỗi lạc bậc nhất thế giới, ‘cha đẻ’ những công thức thay đổi lịch sử nhân loại
Bị chồng ghẻ lạnh, nữ hoàng Pháp làm đẹp thế nào để thiên tài soạn nhạc Mozart hỏi cưới? / Thomas Edison là ai, tiểu sử và 5 bí mật về cuộc đời thiên tài
Toán học là môn khoa học đề cập đến logic của con số, cấu trúc, không gian và các phép biến đổi. Toán học có trong mọi thứ xung quanh chúng ta, ngay cả trong những nền văn hóa nguyên thủy nhất. Nhu cầu của Toán học sinh ra dựa trên mong muốn của xã hội. Xã hội càng phát triển, nhu cầu tính toán phức tạp hơn. Môn Toán học là nền tảng cho tất cả các ngành khoa học tự nhiên khác. Có thể nói rằng không có toán học, sẽ không có ngành khoa học nào cả.
Trên thế giới, có nhiều thiên tài toán học, những người đã tạo ra những công thức bất hủ tạo ra sự thay đổi của lịch sử nhân loại như Isaac Newton, Blaise Pascal, Fibonacci, Thales, Pythagoras…
1.Isaac Newton (1642 – 1727)
Isaac Newton
Ông không chỉ là nhà toán học mà còn là nhà vật lý, nhà triết học, nhà thiên văn học… lỗi lạc của nhân loại. Trong lĩnh vực toán học, ông cùng với Gottfried Leibniz đã nghiên cứu và phát triển phép tính vi phân và tích phân. Ông cũng đưa ra nhị thức Newton tổng quát. Phép tính vi – tích phân được sáng tạo nhằm giải quyết 4 vấn đề khoa học của thế kỷ XVII. Ông cũng nổi tiếng với lý thuyết về trọng lực, định luật Newton và luật vạn vật hấp dẫn.
2.Blaise Pascal (1623 – 1662)
Blaise Pascal là nhà toán học, nhà vật lý, triết gia đầy tài năng của nước Pháp và thế giới. Ông chính là tác giả của chiếc máy tính cơ học đầu tiên, đồng thời là người đưa ra nhiều học thuyết khoa học nổi tiếng, trong đó có định luật Pascal và lý thuyết xác suất.
Dù qua đời khi còn rất trẻ chỉ 39 tuổi do thể chất yếu nhưng Blaise Pascal đã để lại cho nền toán học thế giới những đóng góp to lớn. Theo đó, ngôn ngữ lập trình Pascal được ứng dụng trong thực tế cuộc sống: Lập trình ứng dụng, phần mềm,... Lập trình di chuyển cho Robot. Ứng dụng tam giác Pascal: Tiền đề để ra đời 7 hằng đẳng thức đáng nhớ, dùng để chứng minh nhị thức Newton, ứng dụng trong thuật toán trong lĩnh vực tin học.
3.Fibonacci (1170 – 1250)
Là một trong những nhà toán học xuất sắc nhất của Trung Cổ. Ông được biết đến với dãy số Fibonacci, một chuỗi số mà tỷ lệ giữa hai số liên tiếp gần bằng tỷ số vàng. Dãy số Fibonacci xuất hiện trong nhiều hiện tượng tự nhiên, nghệ thuật và kiến trúc. Ông cũng là người giới thiệu hệ thống số Ả Rập vào châu Âu.
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi dãy số Fibonacci trùng với số cánh hoa của hầu hết các loại hoa. Trong các số: 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55 hoặc 89. Hoa loa kèn có 3 cánh, hoa mao lương vàng có 5 cánh, hoa phi yến thường có 8 cánh, hoa cúc vạn thọ có 13 cánh, hoa cúc tây có 21 cánh, hoa cúc thường có 34, hoặc 55 hoặc 89 cánh.
4.Thales (624 – 546 TCN)
Là một trong những triết gia Hy Lạp đầu tiên và được coi là cha đẻ của toán học Hy Lạp. Ông đã chứng minh được một số định lí cơ bản trong hình học, ví dụ như: Đường kính chia đường tròn thành hai phần bằng nhau; Góc đối diện bằng nhau khi hai đường thẳng cắt nhau; Góc đường chéo bằng nhau trong hình bình hành. Bằng công thức đồng dạng, ông đã đo được chiều cao của các kim tự tháp Ai Cập căn cứ vào bóng của chúng trên mặt đất. Ông cũng là người đầu tiên dự đoán được nhật thực và là người đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu về sự sống ngoài Trái đất, một sự khởi nguồn lâu dài mà cho đến ngày nay, loài người vẫn đang ra sức tìm hiểu nhưng vẫn chưa có kết quả.
5.Pythagoras (580 đến 572 – 500 đến 490 TCN)
Là một nhà toán học, nhà triết học và nhà tôn giáo nổi bật của Hy Lạp. Ông là người sáng lập ra một trường phái triết học gọi là Pythagoreanism, mà trong đó toán học được coi là nền tảng của mọi thứ. Ông cũng được ghi nhận là người chứng minh được định lí Pythagoras, một trong những công thức toán học quen thuộc nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ