Ngày cuối cùng trong cuộc đời của hoàng đế Sùng Trinh: Sợ hãi, không thể diễn tả bằng lời!
Toàn ăn sơn hào hải vị nhưng Hoàng đế Trung Hoa không ai béo phì, bí quyết nằm ở 3 điều / Bài học "hàng nghìn năm vẫn đúng" của 1 vị hoàng đế La Mã, 1 thống tướng và 1 nhà văn bị liệt: Giữa muôn trùng giông bão, mắt bão hóa ra là nơi bình yên nhất
Vào tháng 3 năm Sùng Trinh thứ 17 (1644), sự sợ hãi và tuyệt vọng của Hoàng đế Chu Do Kiểm (niên hiệu là Sùng Trinh) không thể diễn tả bằng lời. Đại quân Đại Thuận của Lý Tự Thành đã bao vây Bắc Kinh.
Lúc đó Hoàng đế Sùng Trinh không có bất kể điều gì trong tay. Vào ngày 19/3/1644, Chu Do Kiểm treo cổ tự tử tại núi Vạn Thọ nay là Cảnh Sơn, khi đó ông 34 tuổi. Cái chết của vị hoàng đế cuối cùng của nhà Minh khiến người dân thật thương xót. Vị hoàng đế này đã trải qua ngày cuối cùng của cuộc đời mình như thế nào?
Hoàng đế Sùng Trinh.
Vào ngày 18 tháng 3, trong thời tiết xấu, sấm chớp, quân đội Đại Thuận đã mở cuộc tổng tấn công vào Bắc Kinh. Quân Minh trấn giữ thành chỉ có hơn 10.000 người (trong đó có cả thái giám), quân số ít, trang bị nghèo nàn, mọi người còn bị bỏ đói. Họ không có sức và ý chí để chiến đấu. Hoàng đế Sùng Trinh ở bên trong Tử Cấm Thành không thể làm gì.
Lúc này, Lý Tự Thành sai thái giám Du Tấn đến kinh thành để bàn việc hòa hoãn. Hoàng đế Sùng Trinh và Ngụy Tảo Đức gặp Du Tấn.
Du Tấn nói lại điều kiện của Lý Tự Thành: "Bàn khu tây bắc, chia nước cho vua, thưởng quân triệu bạc, lui về Hà Nam."
"Chia nước làm vua" tức là Lý Tự Thành muốn ngồi ngang hàng với Hoàng đế Sùng Trinh.
Nếu Hoàng đế Sùng Trinh chấp nhận thì đây chính là con đường cứu vãn cho triều nhà Minh. Vào thời khắc quan trọng ấy, Hoàng đế Sùng Trinh đã không biết đưa ra quyết định gì. Ông quay sang nói với Ngụy Tảo Đức. Tuy Nhiên, Ngụy Tào Đức chỉ cúi đầu mà không nói một lời.
Lý Tự Thành đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa để lật đổ nhà Minh và xông vào Tử Cấm Thành.
Du Tấn trở về mà không thành công thuyết phục Hoàng đế Sùng Trinh. Sau cùng, Hoàng đế Sùng Trinh chỉ có một lựa chọn cuối cùng, đó là tự cầm quân để chiến đấu.
Chiều hôm đó, kinh thành vỡ trận, Hoàng đế Sùng Trinh đã khẩn cấp triệu các quan đại thần để hỏi về tình hình cuộc chiến bên ngoài, tuy nhiên họ chỉ xu nịnh và nói dối ông tình hình cuộc chiến.
Tiếng khóc hậu cungVào lúc hoàng hôn, hoàng đế cùng thái giám Vương Thừa Ân lên núi để quan sát tình hình. Sùng Trinh từ núi trở về cung Càn Khánh rồi gọi ba người con trai của ông là Thái tử Chu Từ Lãng, Định Vương Chu Từ Quýnh và Vĩnh Vương Chu Từ Chiếu.
Ông ra lệnh cho cả ba người phải lập tức rời hoàng cung lánh nạn, đích thân ông mặc lại y phục cũ cho các con mà khuyên nhủ. Ông hy vọng rằng các con của mình sẽ sống sót và khôi phục lại sự nghiệp cho nhà Minh. Sau khi từ biệt con trai mình, ông đã ra lệnh các phi tần của mình phải tự sát.
Ông nói với Hoàng hậu Chu Thị hãy tự sát. Hoàng hậu Chu Thị là người chính trực, siêng năng, có tiết hạnh và rất hòa thuận với hoàng đế. Bà vừa khóc nói: "Thiếp hầu hạ bệ hạ 18 năm, điều gì cũng tuân lệnh, nay chết cùng thiên tử xã tắc, có hận chi đâu!", rồi về cung Khôn Ninh treo cổ tự tử.
Quý Phi Viên Thị dường như không nguyện tự sát. Vì vậy Hoàng đế Sùng Trinh đã tự tay rút kiếm chém vào vai Viên phi. Nhưng vết thương chỉ khiến nàng ngất đi (chưa chết).
Hoàng đế Sùng Trinh giết con gái của mình trong ngày cuối cùng của cuộc đời.
Vào khoảng 9 giờ tối, Hoàng đế Sùng Trinh lấy tay áo che và vung kiếm chém hai công chúa. Trường Bình công chúa đã lớn, dùng tay đỡ kiếm nên chỉ bị chém vào cánh tay, bất tỉnh tại chỗ. Trong khi đó, công chúa Chiêu Nhân do còn nhỏ nên bị hoàng đế chém chết.
Kết cục của hoàng đế cuối cùng nhà MinhTối muộn ngày 18, sau khi giải quyết xong các công việc của hậu cung, Hoàng đế Sùng Trinh trở về cung Càn Thanh và viết dụ chỉ.
11 giờ đêm đó, Hoàng đế Sùng Trinh đến nhà cận thần Vương Thừa Ân đổi quần áo để chạy trốn khỏi kinh thành. Tuy nhiên các cổng phủ đều đã bị chặn, chỉ còn cổng Chánh Dương thì quân nhà Minh tưởng ông là địch nên đã tấn công. Sùng Trinh hoảng sợ quay lại mà không còn muốn trốn nữa. Trở lại cung, ông gióng chuông triệu tập các quan lại, nhưng không ai lên triều. Sùng Trinh hiểu ra ông chẳng còn một con đường nào khác.
Hoàng đế Sùng Trinh quyết định treo cổ tự vẫn vào ngày 19/3/1644.
Ông thay quần áo, rồi cùng Vương Thừa Ân đi lên núi Vạn Thọ (nay là Cảnh Sơn) tới một cây hòe ở đình Thọ Hoàng và treo cổ tự vẫn. Vương Thừa Ân sau đó cũng treo cổ tự vẫn. Vào lúc qua đời, Hoàng đế Sùng Trinh mặc áo choàng dài tay màu xanh lam, quần màu đỏ, tóc xõa tung, một chân đi ủng và chân còn lại để trần.
Nơi được cho là nơi hoàng đế Sùng Trinh đã treo cổ tự tử.
Rạng sáng ngày 19 tháng 3, quân Đại Thuận chiếm được kinh thành, Lý Tự Thành nghênh ngang bước vào Tử Cấm Thành, chấp nhận sự đầu hàng của các quan đại thần, hoạn quan và gia đình bọn họ.
Vào thời điểm đó, cả bên trong và bên ngoài đều không biết tung tích của Hoàng đế Sùng Trinh, người ta nghĩ rằng ông đã trốn thoát. Mãi đến ngày 22/3, người ta mới tìm thấy thi thể của Hoàng đế Sùng Trinh và Vương Thừa Ân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ