Ngày Trái đất: Câu chuyện rác thải 'không hồi kết'
Tế bào não bộ dọn 'rác thải' trong hệ thần kinh như thế nào? / Lượng rác thải nhựa ở Đại Tây Dương cao hơn nhiều ước tính lâu nay
Không khó để nhìn thấy những đàn voi hoang dã bới rác để tìm thức ăn tại một bãi rác thải ở Sri Lanka. Đó là một ‘công việc’ nguy hiểm khi khoảng 20 con voi đã chết vì ăn phải nhựa từ bãi rác ở thị trấn Ampara trong 8 năm qua.

Những con thiên nga bơi trên bờ sông Danube ở Belgrade, Serbia, bị bao phủ hoàn toàn bởi chai nhựa và chất thải rắn khác. Và ở Port-au-Prince, Haiti, một người phụ nữ bán rau trước cánh đồng rác đang phân hủy, một số được đốt chất thành đống.
Giám đốc môi trường Jonathan Overpeck của Đại học Michigan cho biết: “Chúng ta đang chôn vùi hành tinh trong rác thải. Ô nhiễm nhựa đặc biệt kinh khủng. Nó đã trở nên phổ biến khắp nơi, từ xích đạo đến các cực và những vùng xa nhất của đại dương. Và phần lớn điều này đơn giản là không cần thiết”.
Khi mọi người trên toàn thế giới đánh dấu Ngày Trái đất, một ngày kỷ niệm hàng năm bắt đầu từ năm 1970, những hình ảnh sống động về rác thải là lời thức tỉnh về số rác thải mà hành tinh vẫn đang phải gánh chịu.




Trong khi các nỗ lực bảo tồn tự nhiên, bảo vệ môi trường và tái chế rác thải đã đạt được nhiều tiến bộ, con người vẫn tiếp tục tạo ra rất nhiều rác thải, tác động trực tiếp đến đời sống động vật, chính bản thân con người và góp phần làm Trái đất nóng lên.
Mỗi năm, 11,2 tỷ tấn chất thải rắn được tạo ra và sự phân hủy các thành phần hữu cơ của những chất thải đó đóng góp vào 5% lượng khí thải nhà kính toàn cầu, theo số liệu từ Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc.
Thậm chí, rác thải đã ngày càng thâm nhập sâu hơn vào hành tinh. Theo nhiều nhà sinh vật học, ô nhiễm nhựa đã được tìm thấy ở cả ‘các rãnh đại dương sâu nhất’ và lượng rác được tìm thấy dưới đại dương của Trái đất có thể tăng lên trong nhiều thập kỷ. Cùng với đó, đại dịch Covid-19 càng làm trầm trọng thêm thảm họa rác thải nhựa trên khắp thế giới.
“Cho đến cuối cùng, không có bất cứ vấn đề nào có thể được giải quyết triệt để khi chúng ta phải chống lại một đống rác khổng lồ”, Chris Field, Giám đốc Viện Môi trường Stanford Woods nhấn mạnh.








End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Đây là cây gỗ quý 4.300 năm tuổi, có giá gần nghìn tỷ
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!