Nghệ an có cây gỗ quý hiếm cao nhất Việt Nam, nguy cấp trong sách đỏ: Đường kính hơn 5m, đi bộ 4 ngày mới tiếp cận được
Người đàn ông phát hiện ‘kho báu quý giá’ 1000 năm tuổi dưới gốc cây, được dùng trong nghi lễ cổ xưa / 'Đệ nhất tửu giữa rừng già' - loại rượu vạn người mê chảy ra từ ngọn cây
Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) đã công nhận hàng ngàn cây cổ thụ trong nước là cây Di sản Việt Nam từ năm 2010 cho đến nay.
Kể từ năm 2010 đến nay, nhiều cây cổ thụ trên hầu khắp 63 tỉnh, thành đã được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Trong số những cây di sản trên khắp cả nước, có rất nhiều cây đã có tuổi thọ hơn ngàn năm tuổi, với chiều cao và kích thước khủng.
Trong đó, cây cao nhất và to nhất Việt Nam hiện nay được xác nhận là cây Samu dầu tại Vườn quốc gia Pù Mát. Theo đó, cây này có chiều cao 70m, với đường kính là 550cm (cách mặt đất 1,3m). Được biết, đây là số đo chính xác theo bản đăng ký của cơ sở quản lý, tức VQG Pù Mát, Nghệ An.
Với tên khoa học là Cunninghamia konishii Hayata, cây Samu dầu mọc tại tại thượng nguồn Khe Bu, xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Vào 29/4/2011, cây đại thụ này đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam trao Bằng công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cây đại thụ quý hiếm này nằm trên đường giông lên biên giới Việt- Lào gần cột mốc số 04.
Điểm phân bố của cây samu dầu nằm cách xa trung tâm vườn quốc gia Pù Mát đến bốn ngày đi bộ. Ngoài đường bộ thì không còn cách khác để tiếp cận cây samu dầu này. Đây cũng là một yếu tố khó khăn, thách thức đối với công tác quản lý cây di sản.
Điều đáng nói hơn, loài cây samu dầu có tên trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 và được xếp ở cấp độ VU (loài sẽ nguy cấp). Đây là loại cây quý hiếm với phân bố hẹp và đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng cao, được đưa vào các loài thực vật được ưu tiên bảo tồn.
Ở Việt Nam, loại cây này chỉ được ghi nhận phân bố ở một số khu vực hép với số lượng ít tại các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Thanh Hóa và nhiều nhất tại Nghệ An (Khu BTTN Pù Hoạt). Sa mu dầu cũng là loại gỗ quý, nhẹ, chắc, thơm và có giá trị kinh tế rất cao, thuộc loại gỗ nhóm I.
Vào tháng 9/2007, khu Dự trữ Sinh quyển miền Tây Nghệ An cũng được chính thức công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới với trung tâm là Vườn Quốc gia Pù Mát. Rộng 1.303.285ha, đây cũng là khu sinh quyển có diện tích lớn nhất Việt Nam, tọa lạc ở địa bàn chính huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Thanh Chương, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân Kỳ, và Anh Sơn. Vườn Quốc gia Pù Mát cũng là nơi lưu giữ nhiều nguồn gene quý về động, thực vật bao gồm đầy đủ đại diện 4/5 lớp quần hệ (rừng thưa, rừng kín, cây bụi, và cây thảo).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'