Gia Cát Lượng vừa qua đời, Lưu Thiện liền sai người đi kiểm tra tài sản: Kết quả khiến hậu chủ Thục Hán đập bàn tức giận
Được mệnh danh là thần cơ diệu toán, Gia Cát Lượng cả đời vẫn nuối tiếc vì đã làm 3 việc này / Không phải Trương Phi hay Quan Vũ, 4 tướng lĩnh này mới thực sự là những người được Gia Cát Lượng đánh giá cao
Vào cuối thời Đông Hán, vùng đất Trung Nguyên thường xuyên xảy ra chiến tranh loạn lạc, thiên hạ đã bị chia ra thành ba nước.
Có một điều mọi người đều biết, đó là: Thời kỳ chiến tranh loạn lạc này lại dễ xuất hiện anh hùng nhất, mà trong thời kỳ Tam Quốc, có một mưu sĩ hết sức thông tuệ, người ấy chính là Gia Cát Lượng.
Cho dù tới ngày nay, chúng ta cũng vẫn vô cùng quen thuộc với nhân vật này.
Gia Cát Lượng cả đời trung thành, phò tá Lưu Bị dựng nên nước Thục, về sau Lưu Bị uỷ thác con côi tại thành Bạch Đế, có nói với Gia Cát Lượng rằng: "Nếu con trẫm đáng để phò tá, vậy thì tiên sinh hãy phò tá nó; nếu nó bất tài, tiên sinh có thể thay thế. "
Gia Cát Lượng nghe xong cảm động rơi nước mắt, quyết tâm dốc hết toàn lực để phò tá Lưu Thiện lúc này mới chỉ mười mấy tuổi. Bởi Lưu Thiện còn trẻ người non dạ, thế nên việc nước việc quân quan trọng đều do Gia Cát Lượng lo liệu. Gia Cát Lượng cẩn tuân di huấn của Lưu Bị, tận tâm tận lực gánh lấy trách nhiệm nặng nề này.
Thế nhưng tinh thần và sức lực của con người đều có giới hạn, dưới áp lực trong thời gian dài, cuối cùng Gia Cát Lượng cũng không chống chọi được nữa. Cực nhọc lâu ngày tích tụ thành bệnh, cuối cùng ông đành phải rời khỏi nhân gian.
Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Lưu Thiện lập tức cho người đi kê biên tài sản của ông. Nguyên nhân của hành động này có lẽ là vì khi Gia Cát Lượng còn sống vẫn luôn thực hiện quản chế Lưu Thiện một cách nghiêm ngặt khiến Hoàng đế có lúc cảm thấy rất mất mặt, lại thêm sự xúi giục của một số gian thần nên ông mới làm ra hành động này.
Có giai thoại từng truyền lại rằng, năm xưa Gia Cát Lượng đã từng chủ động kê khai tài sản của mình rồi dâng tấu lên cho Hậu chủ Lưu Thiện.
Trong đó, ông khẳng định rằng nhà mình chỉ có chút vốn liếng nhỏ nhoi là "800 cây dâu, 15 mẫu ruộng bạc màu". Số của riêng ấy chỉ xem như đủ ăn, đủ mặc cho người thân trong nhà mà thôi.
Cùng với đó, Gia Cát Lượng trong tấu chương cũng khẳng định: "Thần ngoài việc làm quan thì không có công việc nào khác, việc ăn mặc đều theo chế độ cung cấp, ngoài lương ra cũng không có khoản thu nào khác".
Lưu Thiện muốn kiểm tra xem lời của Thừa tướng Thục Hán liệu có đúng với thực tế.
Kết quả là, sau khi kiểm kê tài sản của Gia Cát Lượng để lại, Lưu Thiện tức giận tới mức đập bàn đứng dậy rồi nhanh chóng bày tỏ sự cảm thán trước sự bần cùng của Khổng Minh tiên sinh, đồng thời cũng cảm thấy bất bình thay ông.
Hành động này của Lưu Thiện thực sự rất khôn ngoan. Nó không chỉ giúp ông tạo dựng được uy danh trong triều đình mà còn trả lại sự trong sạch cho Gia Cát Lượng, để người trong gia tộc của Gia Cát Lượng được yên ổn sống tiếp.
Khi còn sống, năng lực và quyền lực của Gia Cát Lượng quá lớn, Lưu Thiện chấp nhận chịu bị quản chế, hiện giờ cuối cùng ông cũng có được thực quyền.
Thế nhưng Lưu Thiện cũng đang lo cho tương lai của nước Thục. Mất đi một Thừa tướng cúc cung tận tuỵ như vậy, còn ai có thể tiếp tục phò tá ông mưu đồ cho đại nghiệp của nước Thục đây?
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?