Khám phá

Nghệ thuật gấp giấy Origami của người Nhật hàm chứa điều gì đặc biệt?

Từ khi công nghệ sản xuất giấy từ Trung Quốc du nhập vào Nhật Bản vào thế kỉ thứ 7, người Nhật bản đã áp dụng và biến đổi sáng tạo ra các loại giấy và đi cùng với nó là sự ra đời một loại hình nghệ thuật đắc sắc, nghệ thuật gấp giấy Origami.

Vì sao muông thú tại Nhật bỗng dưng 'nổi loạn', tấn công con người? / Bí ẩn rùng mình về 'ngôi trường tròn' bỏ hoang nổi tiếng nhất tại Nhật

Nhắc tới văn hóa truyền thống của người Nhật Bản, thì điều đáng ghi nhận là sự chuyên cần tỉ mỉ, chính xác cho từng chi tiết. Có những thú vui tưởng chừng như giản đơn nhưng được nâng lên là một nét nghệ thuật độc đáo bởi óc sáng tạo, bàn tay khéo léo và sự kiên trì nhẫn nại của người Nhật đã làm nên những tác phẩm đẹp mê hồn từ những vật dụng rất đơn giản và thông dụng.

Origami hay còn được biết đến với tên gọi 折り紙, おりがみ (xếp giấy hay gấp giấy), là bộ môn nghệ thuật độc đáo có xuất xứ từ đất nước mặt trời mọc- Nhật Bản.

Nghệ thuật gấp giấy Origami. (Ảnh: Fiveprime)

Origami là môn nghệ thuật có truyền thống lâu đời của người Nhật

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử Nhật Bản, người ta ghi nhận rằng nghệ thuật xếp gấp giấy bắt nguồn từ Trung Quốc khoảng thế kỷ thứ 1 hay thứ 2. Sau đó, thuật xếp giấy này đã lan sang Nhật vào thế kỷ thứ 6. Được người Nhật sáng tạo và cải biến từ các loại chất liệu giấy biến nó thành một nghệ thuật độc đáo của xứ sở hoa anh đào. Vào triều đại Muromachi 1392–1573 những sản phẩm của nghệ thuật gấp xếp giấy đã được dùng để phục vụ lễ nghi.

Vì nguyên liệu chính để làm nên sản phẩm là giấy, nên người Nhật đã áp dụng và biến đổi nhiều phương pháp chế tạo cũng như nguyên liệu chế tạo giấy. Người Nhật tự hào về công nghệ sản xuất giấy có chất lượng cao, với họa văn họa tiết trang nhã, gấp mở nhiều lần không rách, mềm, bền và đẹp… Đây là loại giấy mà với người Nhật nó gắn liền với văn hóa của họ, là loại giấy đặc trưng có một không hai trên thế giới mà được nhiều người biết tới với cái tên Washi. Và cũng từ đây nghệ thuật xếp giấy Origami của người Nhật Bản chính thức được nâng lên xứng tầm là một loại hình nghệ thuật gắn liền với văn hóa truyền thống của người Nhật Bản.

Nghệ thuật gấp giấy Origami là một môn giải trí mang tính trí tuệ

Nghệ thuật gấp giấy Origami được chào đón nồng nhiệt ở Nhật Bản và lan rộng ra toàn thế giới. Ban đầu nó được coi như trò chơi giải trí. Chỉ sử dụng những vật liệu đơn giản như những tờ giấy màu hình vuông hoặc hình chữ nhật, mà người ta có thể sáng tạo và tưởng tượng ra những hình thù hay những hình ảnh con vật đẹp mắt. Trò chơi này kích thích khả năng sáng tạo nên nó rất hấp dẫn và là một môn được ưa thích của các tầng lớp dân chúng.

 

(Ảnh: Japan Airlines)

Sau này người ta phát hiện ra rằng, Origami không chỉ là một trò chơi tiêu khiển giải trí hay làm đồ trang trí thông thường. Mà nó là một loại hình nghệ thuật rất độc đáo. Từ đó để kích thích sự sáng tạo và phóng tác của các nghệ sĩ người ta coi trọng những sản phẩm và bắt đầu biết thưởng thức hơn.

Theo đà phát triển, Origami bắt đầu chuyển mình từ một trò chơi tiêu khiển đơn thuần mang tính giải trí rồi trở thành một môn nghệ thuật, một biểu tượng văn hóa của người dân Nhật.

Tại sao Origami lại cần tới trí tuệ? Bởi để tạo được một tác phẩm giấy đẹp mắt, đòi hỏi người ta phải có tinh thần tập trung cao độ, sự tỉ mỉ và chính xác tới từng nếp gấp, từng chi tiết xếp ghép. Mặt khác trí tưởng tưởng và kiến thức tạo hình khối, cũng như kiến thức về hình học không gian. Khả năng tuy duy hình ảnh trừu tượng hay không gian 3 chiều… Một tác phẩm càng khó thì càng kỳ công. Đây cũng là một thước đo để đánh giá về tinh thần kiên nhẫn và tính thẩm mĩ của người thực hiện.

Ngày nay người ta phát hiện ra rằng, nghệ thuật gấp giấy Origami còn là một liệu pháp giúp giải tỏa tâm lí, trấn an tinh thần. Có tác dụng tích cực trong việc kích thích tinh thần trở nên phấn khởi, tạo niềm vui cho người gấp mỗi khi hoàn thành bất kì một tác phẩm nào.

Chính vì thế mà Origami không chỉ đơn thuần được coi là một trò chơi giải trí, mà là một bộ môn nghệ thuật trí tuệ, một nét văn hóa đặc sắc của đất nước mặt trời mọc.

 

Người Nhật coi nghệ thuật Origami như một môn giáo dục con người và giúp con người cân bằng tâm lý

(Ảnh: Flickr.com)

Trước tiên người ta nhận thấy được rằng, tính kiên nhẫn của một con người là sự rèn giũa ngay từ khi còn nhỏ. Và họ nhận định, một con người thiếu kiên nhẫn từ việc nhỏ thì sẽ không làm được việc lớn. Do đó ngay từ trong giáo dục mẫu giáo, đứa trẻ đã được ngồi học tỉ mỉ từng chút một để gấp được giấy.

Hơn nữa nó kích thích khả năng sáng tạo và tư duy, nên việc lồng môn nghệ thuật này vào trường học được Nhật Bản lựa chọn.

Mặt khác, Origami là một môn nghệ thuật nhẹ nhàng tỉ mỉ. Có tác dụng làm êm dịu thần kinh, cân bằng lại trí não, chữa bệnh mất ngủ và giảm thiểu căng thẳng do áp ức từ cuộc sống. Nên nhiều bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu đã dùng origami như một liệu pháp bổ ích vật lý và tinh thần. Bác sĩ Ronald S. Levy, tại Hội Thảo Quốc Tế lần thứ nhì về origami đối với giáo dục và trị liệu, đã kêu gọi dùng origami để phục hồi chức năng và trị liệu về tay.

Trong y học cổ truyển Trung Quốc cho rằng, 10 đầu ngón tay là những đầu mối của những dây thần kinh tập trung trên não. Việc hoạt động thường xuyên các ngón tay chính là làm tăng khả năng làm việc của trí não, kích thích việc ghi nhớ chống lãng quên ở người già. Chính vì vậy ngay từ thời sơ khai của nghệ thuật gấp giấy ở Trung Hoa, người ta đã khuyến khích sử dụng loại hình nghệ thuật này.

 

Nên khi nó được lan truyền sang Nhật Bản, thì người Nhật lại thấy được sự tích cực của nó trong việc duy trì và phát triển trí não sáng suốt minh mẫn qua hoạt động đôi tay. Nên đã biến nó từ một môn mang tính giải trí trở thành một môn nghệ thuật rồi nâng tầm lên thành tính giáo dục.

Nghệ thuật Origami giúp con người phát triển tư duy hình học. Có rất nhiều cao thủ Origami sáng tác được những tác phẩm có độ khó và mang theo hình mẫu phức tạp. Họ có phương châm: “Bạn nhìn thấy gì, tôi tưởng tượng được; bạn tưởng tượng gì, tôi gấp được.”

(Ảnh: WordPress.com)

Có thể nói Origami cũng như nhiều từ tiếng Nhật khác như Sake, Shushi, Kimono… đã được quốc tế hóa để khi nhắc đến ai cũng hiểu đó là một đặc trưng của văn hóa Nhật. Và dù bây giờ nghệ thuật xếp giấy đã phát triển vượt biên giới, mang lại niềm say mê cho biết bao nhiêu người trên toàn thế giới, nhưng người ta vẫn trân trọng gọi nó bằng cái tên giản dị Origami như một sự tưởng nhớ đến cái nôi cho một sự hình thành và phát triển một môn nghệ thuật độc đáo.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm