Nghi Phi là một trong tứ phi được Khang Hy sủng ái nhất, nhưng tại sao lại bị Ung Chính ghét bỏ?
Bộ ảnh ghi lại cận cảnh quá trình "xuất giá" của tiểu thư quý tộc nhà Thanh: Ấn tượng mũ đội đầu của cô dâu / Danh thần nổi tiếng háo sắc nhất thời Tam Quốc, đến Tào Tháo cũng phải chịu thua, 75 tuổi vẫn sinh được một người con trai cực kỳ tài giỏi
Trong hậu cung của Khang Hy có ít nhất 65 người có danh phận là phi tần. Trong đó có 4 cặp chị em được sủng ái nhất. Trong 4 cặp chị này có những 3 vị Hoàng hậu. Điều này khá là thú vị, không lẽ Khang Hy chọn Hoàng hậu dựa vào thân phận chị em?
Đương nhiên là không phải. Khang Hy chọn Hoàng hậu đương nhiên là phải xem bối cảnh gia tộc phía sau của người đó như thế nào. 4 cặp chị em này lần lượt là: chị em nhà Hách Xá Lí Thị, chị em nhà Nữu Cổ Lộc Thị, chị em nhà Đồng Giai Thị và chị em nhà Quách Lạc La Thị.
Ảnh minh họa.
Tên tuổi của 3 cặp chị em đầu tiên đã khá là quen thuộc. Chị em nhà Hách Xá Li Thị là cháu gái của Phụ Chính đại thần Tác Ni, chị em nhà Nữu Cổ Lộc Thị là con gái của Phụ Chính đại thần Át Tất Long, chị em nhà Đồng Giai Thị là con gái của Đồng Quốc Duy - cậu của Khang Hy. Tất cả đều là trọng thần trong triều, hoàn toàn là danh môn quyền quý Mãn Thanh.Tuy nhiên, cặp chị em thứ tư lại khá lạ lẫm với nhiều người, gần như là không thể nghĩ ra có vị quan thần nào mang họ Quách Lạc La Thị.
Thực ra, chị em nhà Quách Lạc La Thị có xuất thân bình thường. Điều này có nghĩa là gì? Tình yêu đích thực! Nếu như không phải là vì yêu, sao Khang Hy lại phải rước hai cô gái nhà Quách Lạc La Thị này về làm phi? Có thể thấy chị em họ cũng rất xinh đẹp. Trong đó, người chị gái chính là Nghi Phi nổi tiếng lịch sử.
Nghi Phi là một trong “Tứ Phi” được Khang Hy vô cùng sủng ái
Trong hậu cung của Khang Hy có “Tứ Phi”, giống như “F4” phiên bản nữ thời cổ đại vậy, họ lần lượt là: Huệ Phi, Nghi Phi, Đức Phi (mẹ ruột của Ung Chính) và Vinh Phi. Đây là 4 vị phi tử được Khang Hy sủng ái nhất. Trong đó, Nghi Phi chỉ đứng sau Huệ Phi, đứng thứ hai trong bảng xếp hạng.Những vị Hoàng hậu khác đều có bối cảnh gia tộc hùng hậu, lớn mạnh. Khang Hy không thể không cho họ thân phận cao được, nếu thực sự so sánh thì chưa chắc đã có tứ phi đắc sủng này. Từ đó có thể thấy, mức độ đắc sủng của Nghi Phi vẫn là rất cao.
Thứ nhất, Nghi Phi đã sinh được 3 người con trai cho Khang Hy. 3 vị Hoàng tử lần lượt là Ngũ A Ca Dận Kỳ, Cửu A Ca Dận Đường và Thập Nhất A Ca Dận Từ. Nếu như không phải vì yêu thì sinh một người con đã là đủ lắm rồi, sao lại còn sinh những 3 người? Trong “Khang Hy vi phục tư phỏng ký”, khi đi vi hành, Khang Hy luôn đưa Nghi Phi đi cùng. Từ đó có thể thấy, việc Nghi Phi đắc sủng là điều mà ai ai cũng biết.
Thứ hai, phụ thân của Nghi Phi có đãi ngộ rất cao. Ông chỉ là Tả lĩnh trong phủ nội vụ nhưng thu nhập của ông lại giống như tướng quân nhất phẩm. Nếu như không phải là có Nghi Phi che chở thì có lẽ ông ta đã bị các quan trên đè bẹp từ lâu rồi.Thứ ba, Khang Hy từng cho xây dựng một ngôi chùa có quy mô lớn vô cùng hoành tráng, lấy tên là Hương Nham. Ngôi chùa này không hề đơn giản, trước cổng chùa có đặt một tấm bia đá rất lớn, trên đó viết: "Văn quan hạ kiệu, võ quan hạ mã". (Tạm dịch: Quan văn tới thì phải xuống kiệu, quan võ tới thì phải xuống ngựa để đi bộ vào).
Hàng năm, chùa Hương Nham chỉ mở trường đạo 3 lần, thứ nhất là ngày sinh nhật của Khang Hy, ngày sinh nhật của Phật Tổ và ngày sinh nhật của Nghi Phi. Thử nghĩ xem, những phi tử cho dù là hoàng hậu trong hậu cung của Khang Hy còn không có được đãi ngộ như thế này, ấy vậy mà một Nghi Phi xuất thân bình thường lại có được. Đây không phải là sự thiên vị ra mặt thì là gì?
Thế mới nói Nghi Phi được Khang Hy sủng ái là điều không ai nghi ngờ gì cả. Nhưng những năm cuối đời, Khang Hy lại không để lại đường lui cho vị phi tử mà mình yêu thương nhất này, khiến những năm cuối đời của bà phải sống cuộc sống không mấy vui vẻ.
Không còn Khang Hy, Nghi Phi mất đi chỗ dựa lớn nhất
Khang Hy là chỗ dựa duy nhất của Nghi Phi, nhưng Khang Hy rồi cũng sẽ có một ngày phải ra đi. Sau khi Ung Chính lên ngôi kế vị, nhân lúc đang trong thời kỳ để tang Khang Hy đã thị uy với Nghi Phi. Khi ấy, vì Khang Hy qua đời mà Nghi Phi đã đau buồn quá độ, thế nên sức khỏe không được tốt, thậm chí là còn không xuống giường đi lại được. Thế nên, khi cử hành tang lễ cho Khang Hy, bà đã phải ngồi sập để người ta khiêng tới đưa tang.
Chuyện này đúng là kinh khủng, Ung Chính mới lên ngôi đã thấy cực kỳ chướng mắt cảnh này, lập tức mắng chửi Nghi Phi một trận, mặc kệ bà được Khang Hy sủng ái như thế nào, tới thời đại của Ung Chính thì bà phải chịu phận bị mắng bị chửi. Trong quá trình đưa tang, Nghi Phi còn làm một chuyện ngu xuẩn, tuy rằng bà xếp thứ 2 trong Tứ phi, còn cao hơn cả Đức Phi, nhưng hiện giờ con trai của Đức Phi chính là tân hoàng đế Ung Chính, sao còn dám đứng trước mặt của Đức Phi để đưa tang cơ chứ?
Khi đưa tang Khang Hy, Nghi Phi dường như đã coi ông như chồng của riêng một mình mình, còn coi bản thân chính là Hoàng Thái Hậu trong tương lai, không thèm giữ chút thể diện nào cho Đức Phi. Điều này đã khiến Ung Chính phẫn nộ vô cùng, chỉ muốn lôi Nghi Phi ra ngoài đánh cho một trận. Sau khi tổ chức xong tang lễ cho Khang Hy, những phi tử có con trai thì đều sẽ tới ở cùng con trai mình. Cả đời của Nghi Phi sinh được 3 người con trai, thế nên đương nhiên bà muốn về ở cùng con trai mình.
Bà đã được con trai lớn là Dận Kỳ đón về Vương phủ của mình chăm sóc. Chuyện này vốn cũng chẳng có gì, an hưởng tuổi già là được rồi. Thế nhưng Nghi Phi sống trong Vương phủ của Dận Kỳ đã 3 năm, vậy mà lại chẳng hề tới thỉnh an Ung Chính hoặc Đức Phi đã qua đời lấy một lần. Điều này khiến Ung Chính nghĩ rằng Nghi Phi không coi ai ra gì.
Thử hỏi một người luôn làm ra những chuyện ngu xuẩn như vậy, làm sao mà Ung Chính không trừng trị cho được? Điểm ngu dốt nhất của Nghi Phi chính là khi đã mất đi chỗ dựa vững chắc là Khang Hy lại vẫn thể hiện ra bộ điệu như thể mình vẫn còn người chống lưng. Người ta nói “cái gì cũng biết, chỉ là không biết điều” quả thực không sai.
Con trai ngoan của Nghi Phi đã hại bà thê thảm
Nói tới việc mắc sai lầm thì có lẽ chẳng ai có thể tránh khỏi, nhưng tại sao Nghi Phi lại cứ liên tục mắc tội? Thực ra điều này cũng phải hỏi người con trai ngoan ngoãn do bà sinh ra. Trong 3 người con trai của Nghi Phi, Cửu A Ca Dận Đường là một kẻ khiến người ta không thể yên lòng được.
Dận Đường chính là thành viên của phái Bát Gia, trước kia trong sự kiện “Cửu tử đoạt đích”, các đảng phái tranh giành ngôi báu gồm có: Đảng thái thứ nhất Đại A Ca Dận Đề, Đảng phái thứ hai Thái tử Dận Nhưng, Đảng phái thứ ba Tam A Ca Dận Chỉ, Đảng phái thứ tư: Tứ A Ca Dận Chân, Thập Tam A Ca Dận Tường, Đảng phái thứ năm: Bát A Ca Dận Tự, Cửu A Ca Dận Đường, Thập A Ca Dận Ngã, Thập Tứ A Ca Dận Trinh.
Trong số đó, Thái tử Dận Nhưng là đích (con của hoàng hậu), 9 người còn lại là những người hợp lại để giành vị trí của ông. Tuy nhiên, về thực lực mà nói thì số người trong phái của Dận Chân và Dận Tự là đông nhất, những người khác dường như chỉ là đơn thương độc mã. Thế nên, đối thủ cạnh tranh số một với Dận Chân khi ấy chính là phái Bát Gia Dận Tự. Trong đảng phái Bát Gia, Cửu A Ca Dận Đường lại là nhân vật cốt cán. Thử hỏi, sau khi Ung Chính đăng cơ thì Dận Đường liệu có được sống yên ổn?
Vì thế, sau khi lên ngôi chẳng bao lâu thì Ung Chính đã “đuổi khéo” Dận Đường tới tiền tuyến Tây Vực, đi đánh trận cùng với Niên Canh Nghiêu. Đợi đến khi trở về, vừa hay kịp lúc Ung Chính đang trừng trị đảng phái Bát Gia. Kết quả là Dận Đường đã bị Ung Chính giam cầm cho tới chết. Là mẹ ruột của Dận Đường, đương nhiên không thể nào không ủng hộ con trai mình theo phái Bát Gia, Ung Chính đương nhiên cũng không thể nào tha cho Nghi Phi được. Từ thái độ đối với bà khi mới đăng cơ đã có thể thấy rõ, Nghi Phi đã gặp xui xẻo lớn nhất của cuộc đời mình.
Những năm cuối đời của Nghi Phi chỉ thấp thỏm được được mất mất. Người con trai thứ ba của Nghi Phi là Dận Từ mất sớm, con trai thứ hai là Dận Đường lại bị Ung Chính giam cầm tới chết, còn con trai cả Dận Kỳ lại là người thật thà đôn hậu nhất, những tưởng có thể phụng dưỡng cho Nghi Phi cho tới lúc qua đời, thế nhưng năm Ung Chính thứ 10 thì cũng đã qua đời trước mẹ.
Điều này đồng nghĩa với việc bà đã phải tận mắt chứng kiến 3 người con trai của mình qua đời, nỗi đau này liệu có bao nhiêu người có thể thấu hiểu được? Chồng mất, cuộc sống vẫn còn có thể dựa vào con, và rồi con cũng đi, những ngày tháng như vậy phải sống như thế nào? Thế nên sau khi Dận Kỳ qua đời, chỉ sau 1 năm, Nghi Phi cũng đã qua đời, hưởng thọ 74 tuổi.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào