Khám phá

Ngô Dụng khích Lâm Xung giết Vương Luân: 'Bước ngoặt của Thuỷ Hử'

Để mở đầu cho một thiên tiểu thuyết hoành tráng nhất trong lịch sử Trung Quốc, công đầu tiên phải thuộc về Ngô Dụng với chiêu khích tướng.

'Kinh hãi' với những thói quen chấn động của các 'ông hoàng bà chúa' / Kinh hãi trước các biện pháp tránh thai 'quái đản' của phụ nữ Trung Hoa cổ đại

Để mở đầu cho một thiên tiểu thuyết hoành tráng nhất trong lịch sử Trung Quốc, công đầu tiên phải thuộc về Ngô Dụng với chiêu khích tướng. Khi ấy, Lương Sơn đang thuộc quyền kiểm soát của Vương Luân - một kẻ được coi là tiểu nhân lòng dạ hẹp hòi, còn Lâm Xung chỉ là kẻ đến trốn nhờ, trong khi Tiều Cái, Ngô Dụng...đều thuộc diện đạo tặc (vừa cướp lễ mừng thọ thái sư), đến và bị đuổi khéo.
Lâm Xung
Lâm Xung.
Ngay thời điểm ấy Ngô Dụng đã hiểu rằng phải tìm mọi cách để chiếm bằng được Lương Sơn vì đây là một vùng đất có địa thể quá đẹp, nhưng nếu chính ông hoặc Bạch Thắng, Công Tôn Thắng... ra tay giết Vương Luân thì không thể đường đường chính chính lên ngôi, trong khi đó có hàng trăm quân lính vây quanh. Chưa kể, nếu làm thế thì họ phải đối mặt với Lâm Xung, người tạm coi là đang chịu ơn Vương Luân nên khó có thể nhắm mắt làm ngơ, thế nên không thể vượt qua được cái ải ấy. Vì thế, có một cách toàn vẹn nhất chính là Lâm Xung phải là người giết Vương Luân, vô hình chung sẽ đưa Tiều Cái lên chức trại chủ mà không mất tí công sức nào. Thứ nhất là vì Lâm Xung võ nghệ cao cường, muốn đánh cũng khó. Thứ hai là Lâm Xung giết Vương Luân, thì Ngô Dụng sẽ tát nước theo mưa, vừa có tiếng, vừa có miếng, quân lại càng phục.
Ở hồi này, phải nói rằng tài trí của Ngô Dụng được thể hiện rất rõ, đấy là tiền đề của Lương Sơn Bạc về sau. Nhiều giả thuyết đưa ra nói rằng Lâm Xung là kẻ "vong ân, bội nghĩa" vì đã giết Vương Luân. Chưa kể nhiều người còn cho rằng Lâm Xung chỉ là một kẻ "hữu dũng vô mưu", bị Ngô Dụng lừa và coi như một con tốt trong ván cờ mà Ngô Dụng dựng lên chủ đích để Tiều Cái phải chiếm được Lương Sơn. Trên lý thuyết thật ra không thể coi là không có lý, vì bản chất của họ lúc ấy chỉ là thảo khấu. Tuy nhiên mỗi nhân vật đều có điểm yếu của mình còn Ngô Dụng sinh ra là để phục vụ những tư tưởng lớn lao và cho tập thể, trong khi thời điểm đó Ngô Dụng chưa thân quen nhiều với Lâm Xung. Thậm chí về sau này Ngô Dụng dù tài giỏi, có vai vế quan trọng nhưng cũng không có tiếng nói quyết định trong việc giết Cao Cầu để trừ hoạ, điều ấy cho thấy bản thân Ngô Dụng không quá nể trọng bất kì cá nhân nào ở phía sau mình. (Ngô Dụng xếp hàng thứ 3, Lâm Xung chỉ thứ 6) Thế nên cái chết ở cuối truyện, khi Ngô Dụng tự tử vì quá nhớ anh em Lương Sơn ngày vui vẻ, được coi là một cái chết vô cùng ám ảnh và đau đớn.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm