Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tự nhiên của gành Đá Dĩa trên núi
Hai ông hoàng "vong ơn bội nghĩa" khét tiếng trong lịch sử Trung Hoa / Ngẩn ngơ ngắm bình minh tuyệt đẹp nơi cửa sông Lam
Rất may, khi hết thời gian khai thác ở mỏ đá xã An Phú, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, đơn vị khai thác mới làm lộ ra những cột đá bazan có mặt hình tứ, ngũ, lục giác được xếp thành từng vỉa như những chồng đĩa ở 2 điểm cách nhau khoảng 1 km. Ngay lập tức, tỉnh Phú Yên đã thành lập đoàn công tác kiểm tra thực tế và không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của nó.
Giảng viên chuyên ngành địa chất Biện Thị Thái Ánh của Trường CĐ Công Thương miền Trung, cho rằng các khối đá này có giá trị và ý nghĩa lớn về mặt khoa học. "Chúng ta cần có biện pháp bảo tồn quần thể khối nứt nguyên sinh này để từ đó xây dựng nên công viên địa chất lý tưởng trong tương lai" - giảng viên này nói.
Ông Phạm Văn Bảy, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) tỉnh Phú Yên, nói lâu nay khách du lịch quốc tế đến Phú Yên luôn nhìn nhận gành Đá Dĩa ở huyện Tuy An là gành đá đẹp nhất mà họ từng biết trên thế giới. Vì vậy, nhiều người sẽ không khỏi ngỡ ngàng nếu biết nơi đây có những gành đá dĩa trên cạn còn phong phú về hình dáng và trải rộng trên một diện tích lớn hơn nhiều như vậy.
Gành Đá Dĩa trên cạn được phát hiện ở xã An Phú, TP Tuy Hòa
Kiểm tra của những nhà chuyên môn cho thấy về màu sắc và chất đá ở đây tương đồng với những cột đá ở gành Đá Dĩa của huyện Tuy An nhưng hình dáng bề mặt phong phú hơn. Nơi phát hiện các gành đá này lại nằm ngay ở TP Tuy Hòa, chỉ cách trung tâm thành phố chưa đến 10 km. Ông Bảy hình dung một con đường du lịch về những điểm đến hấp dẫn được kết nối rất gần với nhau. Từ gành đá dĩa trên cạn đến bãi Xép, Hòn Yến, Hòn Chùa, rồi đến đầm Ô Loan, gành Đá Dĩa mé biển, nhà thờ Bằng Lăng (nơi lưu giữ 1 trong 2 quyển sách chữ Quốc ngữ đầu tiên). "Du lịch Phú Yên sẽ mở ra nhiều cơ hội mới để phát triển từ phát hiện này" - ông Bảy nói.
Từ gành Đá Dĩa nơi mé biển trước đây đến những gành đá dĩa trên cạn vừa được phát hiện, tỉnh Phú Yên đang nghĩ đến về một quần thể đá bazan được hình thành từ các đợt phun trào núi lửa hàng triệu năm trước trải dài ở tỉnh này nhưng đang "ngủ quên" dưới lớp đất. Qua các đợt khảo sát, tỉnh này lại phát hiện thêm một gành đá tương tự ở xã An Xuân, huyện Tuy An và nhiều nơi khác.
"Một công viên địa chất toàn cầu là điều mà chúng tôi đang nghĩ tới" - ông Phan Đình Phùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, nói. Tuy nhiên, theo ông Phùng, để làm được điều đó phải bắt đầu từ thấp hơn. Những ngày cuối năm 2019, UBND tỉnh Phú Yên đã thông qua đề án xây dựng công viên địa chất quốc gia. Sau khi được công nhận sẽ tiếp tục đề nghị công nhận công viên địa chất toàn cầu.
Trước mắt, tỉnh Phú Yên đã yêu cầu đơn vị khai thác mỏ đá này thay đổi phương thức hoàn nguyên, làm sao không được lấp nhưng cũng không được làm tổn hại đến các khối đá vừa phát lộ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào