Khám phá

Ngoài con người, các loài động vật khác có biết cười hay không?

Có một sự khác biệt lớn giữa tiếng cười của con người và các loài động vật.

Những hình ảnh động vật cũng rũ rượi như người say khiến ai nhìn thấy cũng phải ôm bụng cười / 12 bức ảnh vui chứng minh động vật cũng có thể làm được những điều không tưởng

Nụ cười thường được coi là một dấu hiệu của hạnh phúc, đồng thời mang đến một số lợi ích đáng kể về mặt sức khỏe. Từ trước đến nay, chúng ta thường coi cười là hành vi mà chỉ con người, hoặc một số loài động vật linh trưởng, mới có. Tuy nhiên, một nghiên cứu khoa học mới đây lại mang đến một kết quả đầy bất ngờ: Có tời hàng chục loài động vật khác nhau cũng biết cười.

Theo đó, nhóm nghiên cứu bao gồm nhà nhân chủng học Sasha Winkler và giáo sư Greg Bryant thuộc Đại học California (Mỹ) đã thu thập các bản ghi âm của các loài động vật khác nhau. Sau đó, những âm thanh này đã được phân tích và xem xét kĩ càng, bao gồm cường độ âm thanh lớn hay nhỏ, kéo dài hay ngắt quãng, âm cao hay trầm, đơn điệu hay có nhịp điệu.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Dựa trên các dữ liệu trên, các nhà khoa học phát hiện có tới 65 loài động vật như cáo, chó, bò, hải cẩu, linh cẩu, cầy mangut..v.v có thể tạo ra những âm thanh tương tự như tiếng cười. Hầu hết là động vật có thể cười là động vật có vú, ngoại trừ một số ít loài chim cũng thể hiện tiếng "cười" vui vẻ. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa tìm thấy bằng chứng về ‘nụ cười’ của các loài động vật như động vật lưỡng cư và bò sát.

Đáng chú ý, có một sự khác biệt lớn giữa tiếng cười của con người và các loài động vật. Thông thường khi nở nụ cười, con người đang gửi đi tín hiệu cho biết bản thân đang vui vẻ và mời người khác cùng vui. Với các loài động vật khác, một số nghiên cứu trước đây cho rằng hành vi phát ra âm thanh như nụ cười xuất hiện trên nhiều loài động vật khi chúng đang chơi đùa. Tuy nhiên, nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học tại Đại học California cho thấy "tiếng cười" của mỗi loài động vật có sự khác biệt, khi không phải loài vật nào cũng phát ra tiếng cười khi chúng vui vẻ. Thay vào đó, một số loài động vật tạo ra âm thanh giống như tiếng cười để bày tỏ cảm xúc và cảnh báo đối thủ.

Chẳng hạn, loài linh cẩu thường phát ra tiếng cười mỗi khi chúng cảm thấy bị đe dọa hay đơn giản khi chúng buồn bực. Khá thú vị, những con linh cẩu lớn tuổi có xu hướng phát ra tiếng cười' ở âm vực thấp, trong khi những con linh cẩu trẻ tuổi hơn thường "cười" với âm thanh đa dạng và có âm vực cao hơn.

Trong khi đó, với một số kiểu hành vi chơi đùa trông giống như đánh nhau, động vật có thể kêu hoặc cười trong khi chơi để giữ cho các hành động…không leo thang quá đà!

Nhóm nghiên cứu cho rằng các nghiên cứu chuyên sâu về việc phát ra âm thanh trong tự nhiên sẽ rất hữu ích. Việc này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hình thái, chức năng tiếng cười ở con người và vai trò của nó đối với sự tiến hóa hành vi xã hội.

 

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm