Khám phá

Ngôi chùa nào ở Hà Nội lập kỷ lục 'Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á'?

Có lịch sử gần 1000 năm, Chùa Một Cột được tổ chức Kỷ lục Châu Á đã xác nhận là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”.

Ngôi chùa có quần thể tượng Phật đạt kỷ lục ở Cù Lao Giêng, An Giang / Top những ngôi chùa vừa đẹp vừa linh thiêng ở Châu Á

Hà Nội là nơi có số lượng di tích lịch sử - văn hoá được xếp hạng quốc gia đứng đầu cả nước. Một trong những di tích nổi tiếng nhất của thủ đô chính là chùa Một Cột - 1 ngôi chùa thiêng đã hàng ngàn năm tuổi, in đậm những dấu ấn văn hóa - lịch sử của dân tộc.

Các du khách khi ghé thăm Hà Nội hầu như ai cũng ghé thăm ngôi chùa này. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được hết những thông tin thú vị liên quan đến lịch sử ngôi chùa này.

Chùa Một Cột được vua Lý Thái Tông cho xây dựng vào mùa đông năm 1049. Đáng nói, theo truyền thuyết, Lý Thái Tông nằm chiêm bao thấy Phật Quan m tọa thiền trên tòa hoa sen sáng rực rồi dắt tay dẫn vua lên tòa. Sau khi tỉnh dậy, vua đã kể chuyện này với bầy tôi và đã cho xây dựng ngôi chùa có dựng cột đá ở giữa, phía trên là đài hoa sen.

Chùa Một Cột (Liên Hoa Đài) là 1 công trình có kiến trúc vô cùng độc đáo khi được đặt trên 1 cột đá, kết hợp không gian kiến trúc có nhịp điệu cao thấp gồm điêu khắc đá, hội hoạ, chãm vẽ hành lang. Ngoài ra, phần mặt nước còn biểu tượng cho văn hóa nghệ thuật cao, tính dân tộc.

Chùa Một Cột thậm chí còn là công trình có kiến trúc ấn tượng khó có công trình nào vượt qua khi đã được tổ chức Kỷ lục Châu Á đã xác nhận là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á” năm 2012. Đây cũng là công trình được kỷ lục Guiness Việt Nam ghi nhận là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam”.

Trải dài lịch sử gần 1000 năm, ngôi chùa biểu tượng của Hà Nội đã được nhiều lần trùng tu tôn tạo. Theo Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam: “Đời vua Lý Nhân Tông (1072 – 1128) vua cho đúc chuông treo ở chùa gọi là “Giác thế chung” (chuông thức tỉnh mọi người) và một toà phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng. Theo Đại Việt sử ký tiền biên còn chép “đời vua Trần Thái Tông (1225 – 1258), năm Kỷ Dậu, niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình 18 (1249), mùa xuân cho sửa lại chùa Diên Hựu, ban chiếu vẫn dựng chùa trên nền cũ”. Năm 1847, các văn bia trong chùa hiện còn ghi rõ: tổng đốc Hà Ninh là Đặng Văn Hoà thấy chùa hư hỏng, lòng từ thiện trỗi dậy, tự xuất của chùa và thập phương công đức, thuê thợ tu sửa khiến tượng phật huy hoàng, điện thờ đồ sộ, tả hữu hành lang, tam quan, gác chuông, trong ngoài bốn phía, tất cả đều trang nghiêm. Năm 1852, Bồ Chính Tôn Thất Giao xin đúc chuông mới. Năm 1864 Tổng Đốc Tôn Thất Hàm hưng công trùng tu, làm sàn gỗ hình bát giác để đỡ hoa sen.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, trường Viễn Đông Bác Cổ cũng đã tiến hành trùng tu vào năm 1922, tuy nhiên trước đêm thực dân Pháp phải trao trả lại Hà Nội cho chính phủ nước ta, ngôi chùa đã bị đặt mìn phá tan. Năm 1954, nhân dân ta đã phục dựng lại chùa Một Cột theo đúng nguyên mẫu của ngôi chùa cổ xưa.

Chùa Một Cột năm 1952

Trong vòng 20 năm trở lại đây, chùa Một Cột trải qua 3 lần tu bổ, nhưng chỉ là chỉnh trang đơn lẻ. Lần đầu vào năm 1995, chính điện được trùng tu; năm 1997 tu sửa nhà thờ tổ. Lần ba, trước dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, chùa được chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật, sân vườn, thảm cỏ cây xanh.”

Dù trải qua nhiều lần tôn tạo nhưng giá trị của ngôi chùa này không bao giờ thay đổi mãi là biểu tượng của Thủ Đô cũng như có giá trị vô giá về văn hóa và lịch sử.

- Video khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: CCTV.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm