Ngôi chùa Nhật Bản đặt niềm tin chấn hưng Phật giáo vào nhà sư robot
Vụ ám sát tổng thống Mỹ và nỗi ám ảnh về lời nguyền chết chóc / Cướp ngân hàng… bằng một quả chuối
Một ngôi chùa 400 tuổi ở Nhật Bản đang cố gắng thu hút sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ đến Phật giáo, thông qua một nhà sư robot mà họ tin rằng sẽ thay đổi bộ mặt của tôn giáo này.
Robot mang diện mạo của Kannon, tên một vị thần của lòng thương xót trong Phật giáo, có nhiệm vụ diễn thuyết các bài giảng tại chùa Kodaiji ở Kyoto.
Các đồng nghiệp con người dự đoán rằng với trí tuệ nhân tạo (AI), một ngày nào đó robot này có thể có được trí tuệ vô hạn.
"Robot này sẽ không bao giờ chết, nó sẽ tiếp tục tự cập nhật và phát triển," sư Tensho Goto - trụ trì chùa Kodaiji nói. "Đó là nét đẹp của robot này. Nó có thể lưu trữ kiến thức mãi mãi và vô hạn."
"Với AI, chúng tôi hy vọng nó sẽ phát triển trí tuệ để giúp mọi người vượt qua những rắc rối khó khăn nhất. Nó đang thay đổi Phật giáo," ông Goto nói.
Robot có kích thước của một người trưởng thành, tên là Mindar, được đưa vào hoạt động từ đầu năm nay, có thể di chuyển thân, cánh tay và đầu. Nhưng chỉ có bàn tay, mặt và vai được bọc bằng silicone để giống da người.
Khi thuyết giảng, Minar nắm chặt hai bàn tay lại với nhau và nói với giọng điệu êm dịu.
Đèn dây và đèn nhấp nháy lấp đầy khoang sọ mở và các đường khung nhôm như con rắn uốn quanh phần thân, thể hiện tính trung lập giới tính của Minar.
Một máy quay video nhỏ được đặt ở mắt trái Minar biến nó thực sự trở thành một người máy bước ra từ các bộ phim khoa học viễn tưởng của Hollywood.
Được phát triển với chi phí gần 1 triệu USD trong một dự án chung giữa chùa Kodaiji và giáo sư ngành robot học nổi tiếng Hiroshi Ishiguro tại Đại học Osaka, Mindar dạy cho mọi người về lòng trắc ẩn và về những nguy hiểm của sự ham muốn, giận dữ và bản ngã.
Với ảnh hưởng của tôn giáo vào cuộc sống hàng ngày đang suy giảm ở Nhật Bản, ông Goto hy vọng robot thầy tu của chùa Kodaiji, sẽ có thể tiếp cận các thế hệ trẻ theo cách mà các nhà sư truyền thống không thể làm được.
"Chúng tôi muốn mọi người nhìn thấy con robot này và suy nghĩ về bản chất của Phật giáo." - ông Goto nhấn mạnh.
Ông Goto cũng nhấn mạnh rằng Mindar không phải là chiêu trò quảng cáo để tăng thu nhập của nhà chùa từ khách du lịch.
"Robot này dạy chúng ta cách vượt qua nỗi đau," ông Goto nói. "Đây là nơi để cứu rỗi bất cứ ai đang tìm kiếm sự giúp đỡ."
Mindar cung cấp các bài giảng từ Kinh Phật bằng tiếng Nhật, với các bản dịch bằng tiếng Anh và tiếng Trung chiếu lên màn hình cho du khách nước ngoài.
"Mục tiêu của Phật giáo là giảm bớt đau khổ," ông Goto nói." Xã hội hiện đại mang đến những căng thẳng khác, nhưng mục tiêu này đã thực sự không thay đổi trong hơn 2.000 năm qua."
Một cuộc khảo sát gần đây của Đại học Osaka đã cho thấy một loạt các phản hồi tích cực từ những người đã tiếp xúc với Mindar. Nhiều người bày tỏ sự ngạc nhiên về cách thể hiện rất "con người" của robot này.
"Tôi cảm thấy một sự ấm áp mà bạn sẽ không cảm nhận được từ một cỗ máy thông thường," một người giấu tên tham gia khảo sát cho biết.
"Lúc đầu, cảm thấy hơi bất thường, nhưng con robot này rất dễ theo dõi, " một người khác cho biết. "Tôi đã có suy nghĩ sâu sắc về lẽ đúng-sai.".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cặp khế dáng 'quân tử' 300 tuổi: Hàng hiếm, từng được bán với giá 15 tỷ, nhìn thôi chứ không dám mua
Bộ tộc bí ẩn ở châu Phi: Bôi đất đỏ lên cơ thể thay cho việc tắm rửa, hôn nhân cận huyết, tách biệt hoàn toàn khỏi dòng chảy văn minh hiện đại
CLIP: Hãi hùng trước cảnh trăn Anaconda khổng lồ mang thai bị xe tải cán trên cao tốc, hàng chục con non rơi ra ngoài
Hy hữu: Cả làng đổ xô đi nhặt vàng bạc, trang sức trôi dạt vào bờ biển
CLIP: Rùng mình trước cảnh trăn mẹ "khổng lồ" hạ sinh con
Người Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Mỹ là ai?