Nơi đây có hàng nghìn con rắn độc sinh sống như rắn hổ mang, rắn lục. Những con rắn đều có độc và được nuôi thả tự nhiên. Cảnh tượng kinh hãi tới mức đàn rắn này thường bò trên đầu khách tham quan.
Người Việt nào thiết kế và xây dựng Tử Cấm Thành ở Trung Quốc? /
Những hình ảnh đẹp nhất về vũ trụ trong năm 2020
Khi đến nơi này, du khách nên cẩn thận quan sát để không đạp hay sờ trúng rắn. Những con rắn đều có độc và được nuôi thả tự nhiên. Chúng được tự do di chuyển quanh ngôi đền.
Năm 1850, một nhà sư Trung Quốc mang tượng Chor Soo Kong đến đây và dựng đền để thờ phụng ở Bayan Lepas, Penang. Sau khi đền được xây dựng, rắn từ khu rừng xung quanh tìm đến và sống luôn tại đó. Do vậy, đền còn có tên gọi quen thuộc khác là đền Rắn.
Theo các nhà nghiên cứu, loài rắn tìm đến ngôi đền này trú ngụ nhiều, bởi trong đền lúc nào cũng có sẵn thức ăn của người dâng cúng.
Chiếm số lượng đông đảo nhất là loài rắn Viper (còn được gọi là rắn lục voi). Người dân tin rằng chúng là bầy tôi của Chor Soo Kong, tức vị thần của đền. Người Malaysia tin loài rắn có mặt ở đền là để bảo vệ, giữ gìn sự tôn nghiêm.
Theo các nhà nghiên cứu, rắn Viper thích ăn trứng gà. Đây cũng là thứ được dâng cúng nhiều trong đền. Khi màn đêm buông xuống, rắn bò khắp đền kiếm đồ ăn.
Rắn Viper ở một số nước thường được gọi là rắn có sừng, rắn vảy sừng, do các loài rắn thuộc chi Vipera (có sừng) phân bố rộng rãi ở nhiều nước. Chúng được tìm thấy trên khắp thế giới, chỉ trừ vùng Nam Cực, Bắc Cực.
Đây là loài rắn tương đối dài, màu sắc vảy khá rực rỡ, hình thù kỳ dị, có nọc độc rất mạnh. Răng nanh của chúng có thể cắn sâu và tiêm nọc độc vào cơ thể con mồi hoặc những động vật nó cắn phải. Trong đó, rắn Viper Nam Mỹ là loài cực độc.
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing