Ngôi làng bảo vệ và coi dơi như "vị thần" giữa đại dịch Covid-19
Bầy linh cẩu đói bất lực trước 'thiết giáp' của tê tê / Loạt ảnh hậu cung của Hoàng đế Quang Tự triều nhà Thanh: Hoàng hậu lưng gù, phi tần mũm mĩm
Trong thời gian qua, một số nghiên cứu cho rằng, loài vật này rất có thể là vật chủ ban đầu của virus, lây truyền từ động vật sang người, tạo nên đại dịch Covid-19. Bất chấp điều này, người dân ở làng Royandapuram phản đối bất cứ kế hoạch tiêu diệt loài dơi và quyết bảo vệ sinh vật này tới cùng.
Mới đây, đại diện của làng tuyên bố, họ không cho phép bất cứ ai làm tổn thương những con dơi sống trong làng theo bất cứ cách nào. Động thái này được đưa ra trước đề xuất diệt trừ loài dơi, phá bỏ môi trường sống của chúng trong làng.

Anh Sundarraj, một người dân địa phương, khẳng định: "Người làng luôn coi dơi là vị thần. Chúng tôi chung sống hạnh phúc với loài vật này. Những con dơi trong làng xuất hiện từ trước khi tôi được sinh ra. Chúng tôi chưa gặp phải vấn đề gì với chúng".
Cùng chung quan điểm bảo vệ loài dơi, anh Haridas, một cư dân khác bày tỏ ý kiến: "Chúng ở trên cây suốt ngày và chỉ rời đi để kiếm thức ăn vào khoảng 7 giờ tối, rồi lại về cây lúc 3 giờ sáng. Người làng không gặp khó khăn gì với sự hiện diện của chúng. Và chúng tôi luôn coi dơi như người thân của mình".
Ở thời điểm hiện tại, khi người dân làng Royandapuram luôn muốn bảo vệ và sống chung cùng loài dơi, thì đại dịch Covid-19 tiếp tục tàn phá phần lớn Ấn Độ.
Quốc gia này đang phải chống chọi với bệnh dịch Covid-19 với tốc độ lây lan nhanh nhất thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'