Khám phá

Ngôi làng ‘địa linh’ từng có nhiều người đỗ đại khoa nhất xứ Kinh Bắc, có gia đình cả cha con, chú cháu đều đỗ đạt cao

Trong đó, ngôi làng này có đến 3 người đỗ đầu - một trường hợp hiếm có ở bất cứ làng khoa bảng nào ở nước ta.

1 làng ở Hà Nội trồng thứ cây có gỗ quý đắt như vàng, phải nuôi cả đàn chó và lắp camera để bảo vệ 'kho báu lộ thiên' / Khám phá "ngôi làng ốc đảo" đẹp như tranh vẽ

Đất ‘địa linh’ sinh ‘nhân kiệt’

Theo thông tin từ ngành văn hóa huyện Lương Tài (tỉnh Bắc Ninh), Lương Xá là một làng cổ với lịch sử lâu đờicóthế đất "địa linh" và truyền thống sản sinh nhiều nhân tài. Nơi đây đã nuôi dưỡng những người con ưu tú của quê hương, những người đã đạt thành tích xuất sắc trong các kỳ thi triều đình phong kiến như: Trạng nguyên Vũ Giới, Thám hoa Phạm Quang Tiến, Hoàng giáp Vũ Kính, Hoàng giáp Đào Phùng Thái, Tiến sĩ Phương Kính Trung, Tiến sĩ Lương Phùng Thời, Tiến sĩ Vũ Cẩn, và nhiều nhân vật khác.

Các bậc cao niên ở Lương Xá cho biết, theo truyền thuyếtlàng từng có tên gọi là Lường hay Lường Xá. Tên gọi này có thể xuất phát từ thời Hùng Vươngvà nhiều địa danh trong làng như giếng cô tiên hay đống cô tiên cũng được đặt theo hình ảnh cô Tiên trong truyền thuyết.Dù chưa có chứng cứ rõ ràng, nhiều người vẫn tin rằng Lương Xá nằm trên thế đất "địa linh", theo quan niệm phong thủy. Những người tài giỏi xuất hiện liên tục từ đây là minh chứng cho sự linh thiêng của vùng đất này.

Cổng vào làng Lương Xá. Ảnh: Internet

Cổng vào làng Lương Xá. Ảnh: Internet

Gia tộc Vũ ở Lương Xá là một ví dụ điển hình về sự thành công trong khoa bảng. Đình nguyên Hoàng giáp Vũ Kính là người đầu tiên trong gia đình đạt thành tích đại khoa, dù trước đó đã có Đào Phùng Thái đỗ Hoàng giáp và Phương Kính Trung đỗ Tiến sĩ. Vũ Kính là người khởi đầu cho truyền thống khoa bảng của gia tộc Vũ với ba thế hệ đều đỗ đại khoa.

Theo các tài liệu lịch sử, Vũ Kính tham dự kỳ thi năm 1544 dưới triều đại nhà Mạc và đạt Đình nguyên Hoàng giáp, vì kỳ thi này không có Trạng nguyên. Ông đã phục vụ trong triều đình với chức vụ Tả thị lang bộ Lễ, Chưởng hàn lâm viện sự, và được phong tước Hầu.

Ngoài tài năng làm quan, Vũ Kính còn là một thầy giáo xuất sắc, nhiều học trò của ông đã đạt thành tích cao trong các kỳ thi. Em trai của ông, Vũ Cẩn, đỗ Tiến sĩ năm 1556 và sau đó được thăng chức Thượng thư, tước Xuân Giang hầu. Con trai ông, Vũ Giới, đạt Trạng nguyên vào năm Đinh Sửu (1577) dưới triều đại Mạc Mậu Hợp.

Sự thành công của Vũ Giới đã làm rạng danh gia tộc Vũvới một gia đình mà cả cha con, chú cháu đều đỗ cao, hiển đạt khoa danh được xem là sự hiếm của mọi thời đại.

Vũ Giới tiếp tục làm quan dưới triều đại Mạc cho đến năm 1593, khi Trịnh Tùng tiến quân đánh bại nhà Mạc và khôi phục nhà Lê. Trong năm đó, Lại bộ Thượng thư Vũ Giới qua đời ở tuổi 53. Ông được an táng tại quê nhà và được tôn vinh với tên hiệu Hòa An tiên sinh đạo học tôn sư.

 

Đình Lương Xá, xã Phú Lương (Lương Tài, Bắc Ninh). Ảnh: Internet

Đình Lương Xá, xã Phú Lương (Lương Tài, Bắc Ninh). Ảnh: Internet

Có nhiều người đỗ đại khoa nhất ở Kinh Bắc xưa

Ngoài họ Vũ, làng Lương còn nổi tiếng với nhiều dòng họ khoa bảng khác, trong đó có họ Phạm với nhân vật xuất chúng Phạm Quang Tiến. Theo truyền thuyết, từ khi mới hai tuổi, Phạm Quang Tiến đã được mẹ dạy chữ. Do thông minh vượt trội, cậu bé học rất nhanh, mỗi lần học là nhớ ngay, không cần phải nhắc lại.

Khi đã đến tuổi đi học, Phạm Quang Tiến được gửi đến học với thầy Vũ Kính. Để kiểm tra khả năng của cậu bé theo lời đồn, thầy Vũ Kính đã cho Tiến đọc một trang sách rồi đốt nó đi, yêu cầu cậu đọc lại. Phạm Quang Tiến đã đọc lại chính xác từng chữ, chứng minh tài năng của mình và nhanh chóng được biết đến rộng rãi.

Năm 1565, trong kỳ thi dưới triều đại nhà Mạc, Phạm Quang Tiến đã xuất sắc đỗ đầu. Tuy nhiên, do triều đình không phong Trạng nguyên, ông chỉ được ghi nhận là Đình nguyên Thám hoa. Ông sau đó giữ chức Đông các Đại học sĩ và được cử đi sứ sang nhà Minh. Con gái của ông cũng được tuyển làm nội phi và được phong làm Lục cung công chúa.

Theo tư liệu từ làng Lương Xá: “Phạm Quang Tiến, Đông các, đã đạt chức Đại học sĩ và Tả thị lang. Trước khi đi thi, ông đã là giám sinh, sau đó đi sứ và tiếp tục trúng Đông các đệ nhất.” Các chức quan ông đảm nhận, như Đông các Đại học sĩ, Quốc Tử Giám Tế tửu, Thông Chánh sứ, Tham chính, Chỉ huy đồng tri, Tả hữu tán thiện, Chỉ huy Thiên sự, Đô tổng tri, Thiên tổng tri, Tuyên úy thiên sự, và Thiên thái giám, đều thuộc hàng tòng Tứ phẩm.

 

Vào thời điểm đó, Lương Xá đã có Nguyễn Cư Nhân đỗ Đệ giáp tam đồng Tiến sĩ trong kỳ thi năm Mậu Dần (1518). Ông đã làm quan dưới triều đại nhà Mạc, giữ chức Thượng thư, Chưởng Hàn lâm viện sự và được phong tước Đạm Hà bá.

Bia

Bia "Thưởng Xuân đình bi" tạo tác năm 1700 mang đậm ý nghĩa về văn hóa làng Lương Xá và các nhà khoa bảng. Ảnh: Internet

Lương Xá không chỉ là làng khoa bảng với số lượng tiến sĩ nhiều nhất ở Kinh Bắc, mà còn nổi bật với việc có ba người đạt danh hiệu đỗ đầu – một thành tích hiếm thấy ở bất kỳ làng khoa bảng nào trên toàn quốc.

Theo tài liệu đăng khoa lục, Kinh Bắc xưa có gần 700 người đỗ đại khoa, chiếm gần 1/3 tổng số đại khoa của cả nước. Có những kỳ thi mà người Kinh Bắc đã chiếm hết các vị trí cao nhất như Trạng nguyên, Bảng nhãn, và Thám hoa. Ngoài ra, cũng có các dòng họ có nhiều thành viên cùng đỗ đại khoa.Với tất cả 10 người đã được ghi danh tiến sĩ, Lương Xá (xã Phú Lương, Lương Tài) là một trong những làng khoa bảng có nhiều người đỗ đại khoa nhất ở Kinh Bắc xưa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm