Thân thế võ sĩ vượt mặt Lý Tiểu Long trở thành người có ảnh hưởng lớn nhất làng võ thuật thế kỷ XX
Bí mật khoảnh khắc cuối đời của con trai Lý Tiểu Long / Lý Tiểu Long võ công cao cường nhưng luôn thủ sẵn loại vũ khí có thể giết người từ khoảng cách xa
5. Choi Hong Hi
Choi Hong Hi. Ảnh: Mixed Martial Arts
Đứng ở vị trí thứ 5 là Choi Hong Hi (sinh ngày 9/11/1918 – mất ngày 15/6/2002). Ông là cha đẻ của Taekwondo - một trong những môn võ phổ biến nhất thế giới. Taekwondo được ghép từ 3 từ là "tae" (tấn công bằng chân), "kwon" (tấn công bằng tay) và "do" (nghệ thuật hoặc con đường). Môn võ này được đưa vào thi đấu chính thức tranh huy chương ở Olympic từ năm 2000.
4. Lý Tiểu Long
Lý Tiểu Long. Ảnh: Mixed Martial Arts
Lý Tiểu Long (hay Bruce Lee, sinh ngày 27/11/1943 - mất ngày 20/7/1973) là người sáng lập môn võ Jeet Kune Do. Ông là "huyền thoại võ thuật", có sức ảnh hưởng lớn đến làng võ thuật thế giới. Lý Tiểu Long là người có công lớn trong việc đưa võ thuật Trung Quốc ra thế giới. Những năm 1970, Lý Tiểu Long đã tạo nên "cơn sốt" võ thuật, truyền cảm hứng cho hàng triệu người tham gia luyện tập.
Tuy nhiên, theo tạp chí Mixed Martial Arts, ông chính là người giải phóng võ thuật khỏi rào cản của các quy tắc của võ thuật truyền thống. Ông đã cho thế giới thấy một cuộc thi có các võ sĩ đeo găng tay, sử dụng đòn đánh đứng, vật và khóa siết... Hay nói cách khác, Lý Tiểu Long đã dọn đường để thế giới đón nhận võ thuật tổng hợp (MMA). Thậm chí, Chủ tịch UFC Dana White còn khẳng định Lý Tiểu Long là cha đẻ của MMA.
3. Rorion Gracie
Rorion Gracie. Ảnh: Mixed Martial Arts
Rorion Gracie sinh ngày 10/1/1952. Ông là võ sĩ nổi tiếng nhất thế giới ở môn Jiu-Jitsu Brazil. Trong khi đó, anh trai của Royce, Rickson, được xem là võ sĩ giỏi nhất trong gia đình. Môn võ này đã được cha của Royce, Helio, hoàn thiện nhưng chính Rorion mới là người đưa nó ra thế giới bằng cách đồng sáng lập Giải vô địch Ultimate Fighting (UFC) và đưa em trai Royce của mình tham gia.
Rorion cho rằng thay vì ngồi nói về môn võ, hãy kiểm tra hiệu quả của nó bằng cách thực chiến. Với ý tưởng táo bạo này, UFC đã ra đời và mở ra một cuộc cách mạng nhanh nhất trong huấn luyện võ thuật trong lịch sử. Vì vậy, dù Rorion không sáng lập ra một môn võ nào nhưng ông vẫn được xem là võ sĩ có ảnh hưởng lớn thứ 3 trong 100 năm qua.
2. Gichin Funakoshi
Gichin Funakoshi. Ảnh: Mixed Martial Arts
Gichin Funakoshi (sinh ngày 10/11/1868 - mất ngày 26/4/1957) là cha đẻ của Karate. Ông là một trong những bậc thầy Karate và giới thiệu môn võ thuật này đến Nhật Bản năm 1922.
Funakoshi đã sáng lập ra Shotokan - một trong hai trường phái Karate nổi tiếng nhất thế giới cùng với Kyokushin. Masutatsu Oyama (Choi Bae-dal), người sáng lập Kyokushin, là học trò của ông. Funakoshi đã đổi tên môn võ này từ “đường thủ” sang “không thủ” để Karate phát triển rộng rãi hơn. Đó là lý do tại sao ông là người có ảnh hưởng thứ 2 trong thế giới võ thuật trong 100 năm qua.
1. Jigoro Kano
Jigoro Kano. Ảnh: Mixed Martial Arts
Người đứng đầu danh sách Top 5 võ sĩ có ảnh hưởng lớn nhất làng võ thuật thế kỷ XX chính là Jigoro Kano. Ông sinh ngày 10/12/1860 - mất ngày 4/5/1938, là người sáng lập môn Judo. Judo là môn võ thuật đầu tiên của Nhật Bản được công nhận trên trường quốc tế và là môn võ thuật đầu tiên trở thành môn thể thao chính thức của Olympic.
Những cải tiến của Kano bao gồm việc sử dụng đai đen và đai trắng cùng phương pháp giảng dạy có hệ thống. Ông đã cử học trò đi khắp nơi để truyền bá môn võ này, trong đó có Mitsuyo Maeda - người đã đến Brazil và dạy các kỹ thuật cho gia đình Gracie. Điều đó dẫn đến sự ra đời của môn võ thuật Brazil Jiu-Jitsu, sau đó dẫn trực tiếp đến võ thuật hỗn hợp.
Trong khi hầu hết các môn võ thuật đã tách ra thành nhiều hướng khác nhau, Judo vẫn là Judo trong hơn 100 năm. Và trong khi đã có những đổi mới và phát triển thì đây là một môn võ thuật to lớn đến mức vẫn chỉ là một Judo. Đó là lý do tại sao Jigoro Kano là và vẫn là võ sĩ có ảnh hưởng nhất trong 100 năm qua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ