Ngôi làng kỳ lạ, nơi ai cũng có một bài hát để gọi tên
Chuyện kỳ lạ ở ngôi làng hơn 600 năm không ai dám vào, hóa ra sự thật là đây / Kỳ lạ dòng sông nghìn năm không có nước, hút khách du lịch tại Nga
Kongthong gần đây đã được đề xuất trở thành 'Ngôi làng du lịch tốt nhất' của Tổ chức du lịch thế giới, Liên Hợp Quốc nhờ vào vẻ đẹp tự nhiên, người dân hiếu khách cũng như truyền thống đặt tên độc đáo hiếm có của nó trên thế giới.
Ngôi làng Kongthong có khoảng 650 người dân sinh sống, mỗi người đều có một cái tên riêng giống như bất cứ ai trên thế giới nhưng ngay từ khi mới chào đời, tên của người dân Kongthong sẽ gắn liền với một bài hát mà cha mẹ họ tự sáng tác cho con cái khi mới sinh ra.
Bài hát sẽ gắn với họ suốt cuộc đời và được hát trong dịp kỷ niệm đặc biệt của người đó hoặc thậm chí hát để gọi tên người đó. Bởi vì mọi người ở Kongthong đều sử dụng tên bài hát của họ tại địa phương, cộng đồng xinh đẹp này đã được biết đến với tên gọi Làng Whistling của Ấn Độ.
“Đó là sự thể hiện tình yêu và niềm vui khôn xiết của một người mẹ khi đứa con của mình chào đời. Nó giống như một bài hát trong lòng mẹ, đầy dịu dàng, gần giống như một bài hát ru”, Shidiap Khongsit - người bản xứ Kongthong, nói với một phóng viên BBC.
Được gọi là jingrwai iawbei - nghĩa đen là 'bài hát của bà' - tên bài hát đã trở thành một truyền thống ở Kongthong từ rất lâu mà ai cũng có thể nhớ được. Ba bộ lạc gọi ngôi làng này là quê hương từng tin rằng việc sử dụng các bài hát để đặt tên khi đi săn trong rừng sẽ ngăn chặn các linh hồn ma quỷ, vì họ không thể phân biệt được đâu là tiếng gọi của chúng và tiếng gọi của động vật.
Trong những năm qua, các bài hát giống như tiếng gọi đã nhận được một chức năng thiết thực hơn, vì chúng giúp người dân địa phương gọi nhau dễ dàng hơn trong khoảng cách xa.
Mỗi đứa trẻ sinh ra ở Kongthong sẽ được cha mẹ chúng sẽ viết ra một bài hát riêng biệt. Về mặt kỹ thuật, mỗi bài hát có hai phiên bản, một bài dài và một bài ngắn. Bài hát dài trong khoảng 10 đến 20 giây, sử dụng để gọi ai đó khi đi trong từng, lên núi, thung lũng.
“Không ai có thể nói chắc nó bắt đầu từ khi nào, nhưng hầu hết đều đồng ý rằng nó đã có từ khi Kongthong ra đời. Bản thân Kongthong đã ở đây ngay cả trước khi vương quốc Sohra được thành lập bởi người dân của chúng tôi và những người từ các làng khác trong khu vực”, Shidiap nói tiếp.
Mỗi người ở Kongthong đều học cách hát tên của họ và tên của gia đình và bạn bè giống như cách chúng ta học và sử dụng tên thông thường của mỗi người. Khi còn nhỏ, người thân, gia đình thường xuyên hát bài hát đó cho đứa trẻ để nó có thể ghi nhớ.
Giống như nhiều ngôi nhà nông thôn khác ở Ấn Độ, Kongthong đã chứng kiến một cuộc di cư ồ ạt của giới trẻ trong những năm gần đây. Họ chuyển đến các thành phố như Shilong, nằm cách làng khoảng 60 km, để tìm kiếm việc làm và cuộc sống dễ dàng hơn.
Điều này đe dọa truyền thống gọi tên theo bài hát độc nhất vô nhị tồn tại lâu đời ở đây. Nhưng nhờ sự xuất hiện của internet, truyền thống đặt tên độc đáo của ngôi làng được nhiều người biết đến. Kongthong đã bắt đầu nổi lên với tiềm năng du lịch lớn thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi năm.
Kongthong giờ đây đã bắt đầu nhận ra tiềm năng du lịch của mình, với hàng nghìn khách du lịch đến đây mỗi năm để nghe những cái tên được hát của người dân địa phương và chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên ấn tượng xung quanh.
Đã có lúc người dân Kongthong không nhận ra rằng những bài hát gắn với mỗi cái tên mà họ hát là một phần văn hóa độc đáo. Ngày nay, mọi thứ đang thay đổi và người dân địa phương có thể cứu vãn truyền thống đặc biệt này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật về mức điện áp 110V, vì sao Việt Nam sử dụng 220V còn Mỹ và Nhật vẫn kiên quyết dùng 110V?
CLIP: Rồng Komodo hạ gục trâu chỉ với một cú cắn chí mạng
Kỳ lạ Bộ tộc đã sống dưới nước hơn 15.000 năm, phổi và lá lách to hơn người bình thường
CLIP: Chú chó "nhận bài học đắt giá" khi tấn công nhím
Việt Nam có loài sinh vật kỳ dị bậc nhất thế giới, có khả năng khó tin, hiếm người bắt gặp được
Cung điện 'siêu to khổng lồ' của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng có gì mà khiến thích khách khiếp vía?
Ảnh minh họa.